Bộ tiêu chuẩn đèn LED đầy đủ 20 quy định mới nhất năm 2022
Nội dung
Tiêu chuẩn đèn LED là các quy định về chất lượng, kỹ thuật và các thông số trong chiếu sáng. Để hệ thống chiếu sáng đảm bảo an toàn, tiết kiệm điện năng cần phải tuân theo các tiêu chuẩn này. Bài viết này tổng hợp tất tần tật các quy định mới nhất về đèn LED.
1. Quy định đèn LED tiêu chuẩn Châu Âu
1.1 Tiêu chuẩn IES LM80 và tiêu chuẩn IEC 62471
Tiêu chuẩn IES LM80
- Tiêu chuẩn IES LM80-08 là tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp đo độ duy trì quang thông của các nguồn sáng.
- Đây là tiêu chuẩn được ban hành năm 2015 tại Việt Nam.
Tiêu chuẩn IEC 62471
- Đây là tiêu chuẩn về an toàn sinh học của đèn và hệ thống đèn.
- Tiêu chuẩn này liên quan đến an toàn bức xạ quang thông laze đã được công bố đề cập đến nguy cơ đối với con người.
1.2 Chứng nhận chất lượng đèn LED CE
- Tiêu chuẩn CE (Conformity European) là cam kết của nhà sản xuất gắn với sản phẩm của họ và đáp ứng mọi yêu cầu về mặt kỹ thuật, pháp lý.
- Các sản phẩm có tiêu chuẩn CE sẽ được phép lưu thông trên phạm vi toàn châu Âu.
- Đây là ký hiệu bắt buộc của các sản phẩm khi lưu hành trong phạm vi châu Âu.
1.3 Tiêu chuẩn RoHS quy định về đèn LED
- Tiêu chuẩn RoHS là chỉ thị về hạn chế các chất nguy hiểm trong các thiết bị điện và điện tử được Liên minh châu Âu thông qua vào tháng 2/2003.
- Tiêu chuẩn này có hiệu lực vào ngày 01/07/2006 và được yêu cầu thi hành và trở thành luật ở mỗi nước.
- Đối với các sản phẩm đèn LED chỉ thực sự an toàn khi đèn không chứa 6 loại chất gây hại hoặc với hàm lượng cho phép.
2. Tiêu chuẩn Việt nam về đèn LED – Quy chuẩn về đèn LED
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11844:2017 về đèn LED – Hiệu suất năng lượng.
- Tiêu chuẩn đèn LED TCVN 10885-2-1:2015 (IEC 62722-2-1:2014).
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8783:2011.
- Tiêu chuẩn TCVN 7670 (IEC 60081).
- Tiêu chuẩn TCVN 10485 (IEC 62717).
- Tiêu chuẩn TCVN 8782 (IEC 62560).
>> Xem thêm: Tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng trong nhà mới nhất
3. Quy chuẩn về đèn LED – QCVN đèn LED
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2019/BKHCN.
- Đây là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED.
- Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu về an toàn, tương thích điện từ và các yêu cầu quản lý đối với các sản phẩm chiếu sáng thông dụng sử dụng công nghệ đi-ốt phát sáng.
Yêu cầu kỹ thuật của quy chuẩn này bao gồm:
- Yêu cầu về an toàn.
- Yêu cầu về tương thích điện từ (EMC).
- Yêu cầu về quản lý.
4. Hợp chuẩn hợp quy đèn LED
4.1 Các quy định về chứng nhận hợp quy đèn LED
Các sản phẩm phải thực hiện chứng nhận hợp quy
STT | Tên sản phẩm | Mã HS |
1 | Đèn điốt phát quang LED | 8539.50.00 |
2 | Đèn rọi sử dụng công nghệ LED thông dụng cố định | 9405.10.91 |
3 | Đèn điện LED thông dụng di động (Đèn bàn, đèn giường hoặc đèn cây dùng điện sử dụng công nghệ LED. Trừ đèn cho phòng mổ) | 9405.20.90 |
Yêu cầu kỹ thuật
- Đáp ứng yêu cầu về an toàn và giới hạn nhiễu điện từ từ ngày 01/01/2021.
- TCVN 7722-1:2017 (IEC 60598-1:2014/AMD1:2017) và TCVN 7722-2 (IEC 60598-2) -tiêu chuẩn về an toàn áp dụng cho đèn điện LED thông dụng cố định và đèn điện LED thông dụng di động.
- TCVN 8782:2017 (IEC 62560:2011+AMD1:2015), tiêu chuẩn về an toàn áp dụng cho bóng đèn LED có balát lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng;
- TCVN 11846:2017 (IEC 62776:2014), tiêu chuẩn về an toàn áp dụng cho bóng đèn LED hai đầu được thiết kế thay thế bóng đèn huỳnh quang ống thẳng;
- TCVN 7186:2018 (CISPR 15:2018), tiêu chuẩn về EMI áp dụng cho tất cả các đèn LED thuộc phạm vi áp dụng của Quy chuẩn.
- Đáp ứng các yêu cầu về an toàn quang sinh học và miễn nhiễm điện từ (EMS) từ ngày 01/01/2022.
4.2 Quy định về Nhãn năng lượng mới cho đèn LED
Sản phẩm đèn LED phải thực hiện dán nhãn năng lượng gồm
STT | Tên sản phẩm | Mã HS |
1 | Bóng đèn LED có balát lắp liền có đầu đèn loại E27 và B22 và bóng đèn LED hai đầu được thiết kế để thay thế bóng đèn huỳnh quang dạng ống có đầu đèn loại G5 và G13, sử dụng cho mục đích thông dụng, có công suất đến 60 W, điện áp danh định không quá 250 V. | 8539.50.00 |
Tiêu chuẩn thử nghiệm và đánh giá hiệu suất năng lượng
- TCVN 11843:2017 – Bóng đèn LED, đèn điện LED và module LED cho phương pháp thử.
- TCVN 11844:2017 – Đèn LED cho phần đánh giá hiệu suất năng lượng.
4.3 Xác định chứng nhận hợp quy đèn LED bằng QUATEST 3
- Chứng nhận hợp quy QUATEST 3 được phép thực hiện chứng nhận phù hợp QCVN 19:2019/BKHCN; theo Giấy đăng ký hoạt động Chứng nhận số 3795/ TĐC-HCHQ Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- QUATEST 3 được phép thực hiện thử nghiệm phục vụ chứng nhận phù hợp QCVN 19:2019/BKHCN; theo Quyết định chỉ định số 526/QĐ-TĐC của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- QUATEST 3 được trang bị hệ thống quang kế góc Mature MGO-300R; và các thiết bị đo tiên tiến đồng bộ để có thể thực hiện hầu hết các phép đo tính năng đối với đèn chiếu sáng.
4.4 Quy trình chứng nhận hợp quy cho đèn LED
- Bước 1: Đăng ký chứng nhận.
- Bước 2: Xem xét trước khi đánh giá.
- Bước 3: Đánh giá chứng nhận.
- Bước 4: Thẩm xét hồ sau khi đánh giá.
- Bước 5: Cấp giấy chứng nhận.
- Bước 6: Giám sát định kỳ.
- Bước 7: Chứng nhận lại.
4.5 Quy trình đăng ký kiểm tra chất lượng đèn LED
Quy trình đăng ký kiểm tra chất lượng đèn LED theo quy định tại Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN và Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN.
Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng đèn LED và các sản phẩm LED
- Bản đăng ký kiểm tra chất lượng.
- Ảnh màu tổng thể phía ngoài bao gồm: ảnh toàn cảnh, mặt trước, mặt trên, mặt bên, phích cắm điện (nếu có); nhãn hiệu hàng hóa (nếu có), nhãn hàng hóa (chứa thông số kỹ thuật cơ bản).
- Bản sao giấy chứng nhận hợp quy.
- Thông báo về những thay đổi liên quan đến thiết kế, nguyên vật liệu, công nghệ chế tạo (nếu có) so với hồ sơ đã đăng ký.
Trình tự kiểm tra chất lượng đèn LED
- Đánh giá hợp quy theo QCVN 19:2019/BKHCN.
- Đăng ký bản kiểm tra chất lượng đèn LED tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
5. Tiêu chuẩn Việt Nam về đèn LED
5.1 Tính năng đèn LED
Đèn LED phải đáp ứng theo những đánh giá trong bảng dưới đây:
Tham số thử nghiệm | Cỡ mẫu thử nghiệm nhỏ nhất | Điều kiện phù hợp | Điều kiện thử nghiệm |
Công suất ban đầu | 5 | Giá trị trung bình đo được < 107,5 % giá trị danh định. Giá trị đo được của tất cả các mẫu không được lớn hơn 110 % nhưng không nhỏ hơn 90 % giá trị danh định. | TCVN 8783 (IEC 62612) |
Quang thông ban đầu | 5 | Giá trị trung bình đo được <92,5 % giá trị danh định và giá trị đo được của tất cả các mẫu ≥90 % giá trị danh định | TCVN 8783 (IEC 62612) |
Hiệu suất năng lượng | 5 | Giá trị trung bình tính được của tất cả các mẫu phải lớn hơn hoặc bằng các giá trị quy định trong bảng. | Điều 5 |
CRI | 5 | Chỉ số thể hiện màu danh định phải ≥80. Giá trị đo được của tất cả các mẫu phải lớn hơn hoặc bằng giá trị danh định trừ đi 3. | TCVN 8783 (IEC 62612) |
Hệ số duy trì quang thông | 5 | Giá trị quang thông đo được ở thời điểm 25% tuổi thọ danh định (với tối đa là 6000h) không được nhỏ hơn giá trị quang thông liên quan đến hệ số duy trì quang thông danh định ứng với tuổi thọ lớn nhất được nhà chế tạo hoặc đại lý được ủy quyền xác định và cung cấp | TCVN 8783 (IEC 62612) |
Tuổi thọ | - | Nhà chế tác phải công bố tuổi thọ của sản phẩm, với giá trị tối thiểu là 20.000 giờ. |
5.2 Hiệu suất năng lượng
Giá trị hiệu suất sáng đối với bóng đèn LED có ballast lắp liền
Mức hiệu suất năng lượng | Hiệu suất sáng ban đầu (lm/w) | |
Nhiệt độ màu ≥ 4000 | Nhiệt độ màu < 4000 | |
HEPS | 90 | 80 |
MEPS | 70 | 60 |
Giá trị hiệu suất sáng đối với bóng đèn LED 2 đầu
Mức hiệu suất năng lượng | Hiệu suất sáng ban đầu (lm/w) | |
Nhiệt độ màu ≥ 4000 | Nhiệt độ màu < 4000 | |
HEPS | 100 | 90 |
MEPS | 90 | 80 |
5.3 Cách xác định hiệu suất
- Hiệu suất năng lượng được tính theo công thức sau
η = Q/P
Trong đó:
- η là hiệu suất năng lượng của bóng đèn
- Q là quang thông ban đầu đo được của đèn LED (lm).
- P là công suất ban đầu đo được (W).
Để biết đâu là các mẫu đèn chiếu sáng đạt chuẩn, người dùng nên tham khảo để hiểu thêm về đèn LED nào tốt nhất hiện nay khi lựa chọn thiết bị chiếu sáng.
6. Tiêu chuẩn kỹ thuật đèn LED
6.1 Hiệu suất chiếu sáng
- Hiệu suất sáng của đèn LED phải tính bằng quang thông ban đầu của mỗi bóng LED chia cho công suất ban đầu đo được của chính bóng LED đó.
- Hiệu suất sáng của đèn LED không được nhỏ hơn 80% hiệu suất sáng danh định do nhà chế tạo hoặc đại lý được ủy quyền công bố.
6.2 Tiêu chuẩn quang thông
- Quang thông ban đầu đèn LED trong mẫu đo không được nhỏ hơn quang thông danh định quá 10%.
- Giá trị trung bình của quang thông ban đầu của đèn LED trong mẫu đo không nhỏ hơn quang thông danh định quá 7,5%.
>> Xem thêm: Tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng 2022 của 7 không gian phổ biến
6.3 Tiêu chuẩn nhiệt độ màu
- Nhiệt độ màu tương quan (CCT) của đèn LED ưu tiên là 1 trong 6 giá trị: 2700K, 3000K, 3500K. 4000K, 5000K, 6500K.
Bảng giá trị nhiệt độ màu tương quan:
Chỉ thị màu | CCT |
F 6500 | 6400 |
F 5000 | 5000 |
F 4000 | 4040 |
F 3500 | 3450 |
F 3000 | 2940 |
F 2700 | 2720 |
6.4 Tiêu chuẩn độ hoàn màu
Đối với các đèn LED trong bộ mẫu, giá trị CRI đo được không giảm nhiều hơn:
- 3 đơn vị so với giá trị CRI danh định đối với giá trị CRI ban đầu.
- 5 đơn vị so với giá trị CRI danh định đối với giá trị CRI duy trì.
Để hiểu thêm về tiêu chuẩn độ hoàn màu của đèn, ta nên tham khảo chi tiết độ sáng của đèn phụ thuộc vào gì trước khi chịn đèn có tiêu chuẩn về độ hoản màu phù hợp.
6.5 Tiêu chuẩn tuổi thọ đèn LED
- Áp dụng quy định của TCVN 10485 (IEC 62717) cho đèn điện LED.
Tuổi thọ đèn phụ thuộc vào hệ số duy trì quang thông đáp ứng 2 tiêu chí sau:
- Giá trị quang thông đo được không nhỏ hơn giá trị quang thông được cho bởi hệ số duy trì quang thông danh định ứng với tuổi thọ có ích trung bình danh định.
- Đối với các mẫu thử nghiệm, giá trị đo phải có mã duy trì quang thông giống với giá trị được cung cấp.
- Ngoài ra, tuổi thọ đèn còn phụ thuộc vào việc thử nghiệm độ bền của đèn.
Xem chi tiết: Ý nghĩa của 15 thông số đèn LED quan trọng nhất khi mua đèn
7. Tiêu chuẩn dành cho đèn chống nổ
- Đèn LED chống cháy nổ được thiết kế theo tiêu chuẩn khắt khe hơn, đáp ứng khả năng chống cháy nổ trong những khu vực có nguy cơ cao.
- Do đó tiêu chuẩn dành cho dòng đèn này cũng phức tạp, nhiều tiêu chí
- Tất cả đã được tổng hợp trong bài viết: Tiêu chuẩn đèn chống cháy nổ. Bạn đọc quan tâm tham khảo bài viết này để cập nhật thông tin mới nhất.
8. Tiêu chuẩn nghiệm thu đèn LED
8.1 Chất liệu cấu tạo
Cần kiểm tra kỹ về cấu tạo đèn led cũng như chất lượng chip LED, nguồn LED, vỏ và chóa đèn.
- Nên chọn đèn LED sử dụng những linh kiện của các hãng nổi tiếng như Nichia, Bridgelux, Cree, Philips,…
- Vỏ đèn cấu tạo bằng hợp kim nhôm để tăng hiệu quả tản nhiệt tốt.
- Nguồn LED chính hãng, đạt chuẩn chất lượng để gia tăng hiệu quả chiếu sáng.
8.2 Tiêu chuẩn chất lượng ánh sáng
- Mỗi không gian lắp đặt sẽ có yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng ánh sáng khác nhau để lựa chọn loại đèn thích hợp.
- Chất lượng ánh sáng của đèn phải tuân thủ theo tiêu chuẩn Việt Nam về đèn LED để đảm bảo nguồn sáng.
Xem thêm: Cấu tạo đèn LED siêu sáng của 5 dòng thông dụng nhất hiện nay
9. Nơi bán đèn LED tiêu chuẩn Châu Âu
- HALED STORE là đơn vị chuyên cung cấp những sản phẩm đèn chiếu sáng LED đạt tiêu chuẩn. Tại cửa hàng, các dòng đèn LED đều vô cùng đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, công suất đèn và đạt chất lượng tốt nhất.
- Giá đèn LED chiếu sáng được cập nhật trên website của công ty, khách hàng có thể tham khảo để có lựa chọn mua hàng phù hợp nhất.
- Để chọn được đèn LED chiếu snags hiệu quả và đạt các tiêu chuẩn chiếu sáng, người dùng có thể tham khảo thêm về công dụng của đèn LED để biết thêm thông tin.
- Khi quý khách mua hàng tại HALED STORE đều nhận được toàn bộ chính sách bảo hành, chính sách vận chuyển và mức ưu đãi tốt nhất.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về tiêu chuẩn đèn LED để quý khách hàng có thể nắm rõ và thuận tiện hơn trong việc mua sản phẩm. Tùy vào loại đèn sẽ có quy định tiêu chuẩn khác nhau.
Đánh giá của bạn :
0 Bình luận