Cách tính điện năng tiêu thụ MỚI NHẤT 2024 phải biết
Nội dung
Vấn đề sử dụng hết bao nhiêu điện là băn khoăn của rất nhiều người. Bởi không phải ai cũng biết cách tính điện năng tiêu thụ của thiết bị điện. Mỗi loại thiết bị đều có cách tính khác nhau. Xem ngay hướng dẫn cách tính số điện, tiền điện cho gia đình trong bài viết của HALED STORE.
1. Công thức tính điện năng tiêu thụ
Công thức tính điện năng tiêu thụ chung của các thiết bị điện là:
A = P x t
Trong đó:
- A là điện năng của thiết bị tiêu thụ (số điện).
- P là công suất định mức ghi trên thông số thiết bị điện (đơn vị là W).
- t là thời gian thiết bị dùng điện (đơn vị là s).
- Ví dụ 1 số điện = 1kWh = 1000 (w) . 3600 (s) = 3600000 (J).
2. Cách tính điện năng tiêu thụ để tính hóa đơn tiền điện
2.1 Công thức tính tiền điện
- Công thức tính tiền điện = Lượng điện năng tiêu thụ x đơn giá điện/Kwh.
2.2 Cách tính công suất tiêu thụ điện (kwh)
- Ví dụ: Một tủ lạnh có công suất 85w, công suất tiêu thụ trong 1 tháng.
- Đơn vị tiêu thị là Kwh = 1 số điện. Công suất tủ lạnh 85w = 0,075Kw.
- Công suất tiêu thụ điện của tủ lạnh trong 1 tháng là: 0,085 x 24 = 2,04Kwh
- Như vậy, 1 tháng tủ lạnh sẽ tiêu thụ hết: 2,04 x 30 = 61,2 Kwh (61,2 số điện)
2.3 Cách tính tiền điện theo công suất thiết bị
Cách tính tiền điện, nước
- Cách tính tiền điện theo quy định nhà nước áp dụng công thức:
- Lượng điện tiêu thụ (kwh) x Giá điện (theo bậc) + 10% (GTGT)
Ví dụ: Số điện đã tiêu thụ trong 1 tháng là 105kwh, giá điện bậc 2 là 1.734 VNĐ. Thì số tiền điện phải trả = 105 x 1734 + 18207 = 200277VNĐ.
Cách tính tiền nước theo quy định nhà nước:
- 10m3 đầu tiên giá 5.973VNĐ/m3
- Trên 10m3 - 20m3 giá 7.052VNĐ/m3
- Trên 20m3 - 30m3 giá 8.669VNĐ/m3
- Trên 30m3 giá 15.929VNĐ/m3
Ví dụ: 1 tháng sử dụng hết 3m3 nước thì số tiền phải trả = 3 x 5.973 = 17919VNĐ.
2.4 Cách tính tiền điện theo công tơ gia đình
- Giá tiền điện theo quy định hiện nay dựa vào QĐ 2941-BCT ngày 8/11/2023 chia thành 6 bậc:
- Bậc 1 (0 đến 50kWh) giá 1.806 đồng/kWh
- Bậc 2 (51 đến 100kWh) giá 1.866 đồng/kWh
- Bậc 3 (101 đến 200 kWh) giá 2.167 đồng/kWh
- Bậc 4 (201 đến 300 kWh) giá 2.729 đồng/kWh
- Bậc 5 (301 đến 400 kWh) giá 3.050 đồng/kWh
- Bậc 6 (401 kWh trở lên) giá 3.151 đồng/kWh
- Giá bán lẻ điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước là: 2.649đồng/kWh
- Để tính tiền điện cho gia đình, áp dụng theo công thức: Tiền điện bậc X = Số điện áp dụng giá bậc X nhân với giá điện lẻ bậc X.
Cách tính tiền điện theo công tơ gia đình
- Ví dụ: Công tơ gia đình cho thấy tháng này gia đình sử dụng hết 250 kWh. Thì 50 kWh đầu tiên tính theo giá tiền bậc 1 (1.678 đồng/ kWh); 50 số tiếp theo tính theo giá bậc 2 (1.734 đồng/ kWh); 150 số điện còn lại tính theo giá bậc 3 (2.014 đồng/ kWh).
- 50 số điện đầu tiên = 50 x 1.678 = 83.900 đồng
- 50 số tiếp theo = 50 x 1.734 = 86.700 đồng
- 150 số còn lại = 150 x 2.014 = 302.100 đồng
- Như vậy, tổng số tiền cần nộp tháng này của gia đình = 83.900 + 86.700 + 302.100 = 472.700 đồng.
2.5 Cách tính điện năng tiêu thụ trong 1 ngày
- Áp dụng công thức: A = p.t, tính điện năng tiêu thụ của 1 tủ lạnh có công suất 180w, hoạt động 1 ngày = 24 giờ. Quy đổi 180w = 0,18 kW.
- Vậy lượng điện tiêu thụ của tủ lạnh trong 1 ngày = 0,8 x 24 = 4,32 kWh (4,32 số điện).
2.6 Cách tính tiền điện năng tiêu thụ trong 1 tháng
Áp dụng công thức ở phần 3.1 và giá bán lẻ điện bậc 2 ta có:
- Tiền điện của tủ lạnh dùng 1 tháng 61,2Kwh = 61,2 x 1,533 = 93.8196 VNĐ(/Kwh)
- Như vậy, tiền điện phải trả cho 1 chiếc tủ lạnh trong 1 tháng (30 ngày) là 93.8196 VNĐ.
Ví dụ: Một gia đình dùng đèn với tổng công suất 150w, mỗi ngày dùng 10 giờ; tủ lạnh công suất 100w, mỗi ngày dùng 12 giờ. Thiết bị khác tổng công suất 500w, mỗi ngày dùng 5 giờ. Giá tiền điện bậc 3 theo quy định là 1.786 VNĐ/Kwh
Lượng điện năng gia đình đã tiêu thụ 30 ngày:
- Đèn chiếu sáng A1 = 0,15 x 10 x 30 = 45kwh
- Tủ lạnh A2 = 0,1 x 12 x 30 = 36Kwh
- Thiết bị điện khác = 0,5 x 5 x 30 = 75Kwh
- Tổng điện năng gia đình đã tiêu thụ trong 30 ngày = A1 + A2 + A3 = 45 + 36 + 75 = 156Kwh
Tiền điện gia đình phải trả trong 1 tháng là:
T = 1786 x 156 = 278616 VNĐ
2.7 Sử dụng app tính tiền điện năng tiêu thụ
- App theo dõi tiền điện Hà Nội Epoint EVN: ứng dụng của Tổng công ty điện lực Thành Phố Hà Nội.
- App theo dõi tiền điện miền Bắc EVNNPC CSKH là ứng dụng của Tổng công ty điện lực miền Bắc.
- App theo dõi tiền điện miền Nam CSKH EVN SPC là ứng dụng của Tổng công ty điện lực miền Nam.
- App điện lực HCM EVNHCM CSKH là ứng dụng của Tổng công ty điện lực Thành Phố Hồ Chí Minh.
- App theo dõi tiền điện miền Trung EVNCPC CSKH là ứng dụng của Tổng công ty điện lực miền Trung.
Tất cả các app trên đều có thể theo dõi lượng điện tiêu thụ theo tháng; tra cứu hóa đơn tiền điện; lịch cắt điện; thanh toán tiền điện online. Giá điện luôn được cập nhật theo giá nhà nước quy định.
2.8 Công cụ tính tiền điện khác
- Tổng công ty điện lực Việt Nam cung cấp công cụ tính tiền điện trực tuyến tại link: https://www.evn.com.vn/c3/calc/Cong-cu-tinh-hoa-don-tien-dien-9-172.aspx
- EVN Hà Nội cũng cung cấp công cụ tính tiền điện trực tuyến tại: https://evnhanoi.vn/cskh/cong-cu-tinh-hd-tien-dien
Người dùng có nhu cầu tính tiền điện, chỉ cần truy cập theo đường dẫn và làm theo hướng dẫn. Kết quả tiền điện sẽ được hiển thị nhanh chóng sau khi điền thông tin và nhấn nút tính toán.
3. Cách tính điện năng tiêu thụ trong 1 tháng của thiết bị điện thông dụng
3.1 Cách tính điện năng tiêu thụ của đèn LED
Cách tính điện năng tiêu thụ của đèn LED
- Thông thường, mỗi bộ đèn đều có tem thông số kỹ thuật có ghi công suất tiêu thụ với đơn vị là W. Ví dụ: 50w, 100w, 150w, 200w,...Khi quy đổi sang đơn vị kW thì 50w = 0,05 kW; 100w = 0,1 kW; 150w = 0,15 kW; 200w = 0,2 kW,...
Mỗi loại đèn LED có công suất tiêu thụ khác nhau
Ví dụ: sử dụng đèn LED 50w bật sáng trong 8 giờ, tương đương mỗi tháng sẽ dùng 240 giờ. Vậy lượng điện tiêu thụ theo:
- Điện năng tiêu thụ 1 ngày = 0,05 x 8 = 0,4 kWh điện
- Điện năng tiêu thụ trong 1 tháng = 0,05 x 240 = 12 kWh (12 số điện)
Các công suất đèn LED khác sẽ áp dụng cách quy đổi và công thức tính tương tự như ví dụ trên.
Bóng đèn 30w tiêu thụ bao nhiêu điện?
- Ví dụ bật đèn 30w trong 1 giờ sẽ tiêu thụ hết 0,03kwh, 2 giờ tiêu thụ hết 0,06kwh; 1 ngày tiêu thụ hết 0,72kwh; 1 tháng tiêu hao hết 21,6kwh.
- Số tiền điện phải trả áp dụng theo mức 2 là 1734VNĐ/kwh:
Thời gian sử dụng liên tục | Tiền điện phải trả (VNĐ) |
1 giờ | 52.02 |
2 giờ | 104.04 |
5 giờ | 260.1 |
1 ngày (24 giờ) | 1248.48 |
1 tuần (168 giờ) | 8739.36 |
1 tháng (720 giờ) | 37454.4 |
Bóng đèn 40w tiêu thụ bao nhiêu điện?
- Bóng đèn công suất 40w, nghĩa là 1 giờ sẽ tiêu thụ hết 0,04kw (0,04 số điện).
- Như vậy, nếu bật đèn liên tục trong 6 tiếng thì lượng điện tiêu thụt hết = 0,04 x 6 = 0,24kwh.
- Ví dụ giá tiền điện là 1500 VNĐ thì số tiền phải trả cho 6 tiếng = 0,24 x 1500 = 360 VNĐ.
Công suất 100w tốn bao nhiêu điện?
- Đèn LED có công suất 100w có nghĩa là 1 giờ sẽ sử dụng hết 0,1kw. Mỗi ngày bật đèn khoảng 6 giờ. Vậy điện năng tiêu thụ của đèn LED 100w = 0,1 x 6 = 0,6kwh.
- Số tiền phải trả áp dụng theo giá tiền điện bậc 2 là 1734 VNĐ = 0,6 x 1734 = 1040.4 VNĐ
Công suất tiêu thụ điện của đèn LED dây
- Thông thường, dòng LED dây 5050 có công suất tiêu thụ khoảng 8,64w/mét.
- Đối với dòng LED dây dán của HALEDCO có công suất tiêu thụ 16w/mét = 0,16kw.
- Như vậy, nếu dùng LED dây liên tục 24 giờ 1 ngày thì số điện tiêu hao = 0,16 x 24 = 3,84kwh.
>> Xem thêm: Bóng đèn LED có hao điện không?
3.2 Cách tính điện tiêu thụ của tủ lạnh
- Một tủ lạnh có công suất tiêu thụ là 120w = 0,12 kWh, hoạt động trong 1 ngày 24 giờ. Thì lượng điện năng tiêu thụ 1 ngày của tủ lạnh = 0,12 x 24 = 2,88 kWh.
- Lượng điện tiêu thụ trong 1 tháng của tủ lạnh = 2,88 x 30 = 86,4 kWh.
- Ngoài cách tính theo công thức, điện năng tiêu thụ của tủ lạnh còn có thể tính dựa vào nhãn năng lượng trên thân tủ lạnh. Chỉ cần lấy số điện năng tiêu thụ trong 1 năm chia cho 365 ngày để ra lượng điện tiêu thụ trong 1 ngày.
Tính điện năng tiêu thụ dựa theo thông số của nhãn dán năng lượng
- Ví dụ: nhãn năng lượng ghi “điện năng tiêu thụ: 485 kWh/ năm” thì lượng điện tiêu thụ 1 ngày của tủ = 485 / 365 = 1,32 kWh.
3.3 Cách tính tiêu thụ điện năng của tivi
- Một chiếc tivi 41 inch với công suất tiêu thụ 60w, sử dụng 4 giờ/ ngày. Quy đổi 60w = 0,06 kW. Vậy 1 ngày, tivi tiêu thụ hết số điện = 0,06 x 4 = 0,24 kWh. Một tháng tivi sẽ tiêu thụ lượng điện năng = 0,24 x 30 = 7,2 kWh = 7,2 số điện.
3.4 Cách tính điện năng tiêu thụ trong 1 tháng của nồi cơm điện
- Một nồi cơm thông thường sẽ có công suất tiêu thụ khoảng 600w = 0,6 kW. Mỗi ngày sử dụng khoảng 2 giờ. Vậy 1 ngày nồi cơm điện sẽ tiêu thụ hết lượng điện = 0,6 x 2 = 1,2 kWh.
- Mỗi tháng 30 ngày, nồi cơm điện sẽ tiêu thụ điện năng = 1,2 x 30 = 36 kWh (36 số điện).
3.5 Cách tính điện tiêu thụ điện năng của máy giặt
- Máy giặt cửa trước thường có công suất 1240w, tương đương sẽ sử dụng 1,24 kW trong 1 giờ hoạt động. Vậy 1 ngày sử dụng 3 giờ máy giặt sẽ tiêu thụ hết lượng điện năng = 1,24 x 3 = 3,72 kWh (3,72 số điện).
- Có thể thấy đây là một trong những loại thiết bị tốn điện nhất trong gia đình.
Máy giặt là thiết bị tiêu tốn điện năng trong hệ thống đồ điện gia đình
3.6 Cách tính tiêu thụ điện của bếp từ
- Bếp từ thông thường sẽ có công suất tiêu thụ là 2200w = 2,20 kW, thông thường mỗi ngày sử dụng 2 giờ.
- Áp dụng công thức, lượng điện tiêu thụ 1 ngày của bếp từ = 2,20 x 2 = 4,4 kWh.
- Mỗi tháng 30 ngày, bếp từ sử dụng hết số điện = 8,8 x 30 = 123 kWh.
3.7 Cách tính điện tiêu thụ của điều hòa
- Điều hòa thông thường sẽ có công suất tiêu thụ khoảng 1200w = 1,2 kW. Khi sử dụng điều hòa trong 4 giờ/ ngày thì sẽ tiêu tốn hết số điện = 1,2 x 4 = 4,8 kWh. Mỗi tháng 30 ngày, điều hòa tốn số điện = 4,8 x 30 = 144 kWh.
Nhãn dán năng lượng thể hiện mức độ tiết kiệm điện của thiết bị
3.8 Hướng dẫn tính công suất tiêu thụ điện 3 pha
- Điện 3 pha là dòng điện có công suất tiêu thụ điện lớn. Dòng điện 3 pha ở Việt Nam có mức điện áp chuẩn là 360V.
- Dòng điện này có giá thành cao hơn điện 1 pha, thường sử dụng cho nhà xưởng, hệ thống máy móc công nghiệp.
Hệ thống điện 3 pha trên thực tế
- Cách tính 1: Áp dụng công thức P = (U1 x I1 + U2 x I2 + U3I3) x H. Trong đó, U là điện áp (V); I là cường độ dòng điện (A); H là thời gian (h).
- Cách tính 2: Áp dụng công thức P = U x I x Cosφ. Trong đó, Cosφ là hệ số công suất trên mỗi tải.
3.9 Cách tính điện năng tiêu thụ của bếp hồng ngoại
- Bếp hồng ngoại thường có công suất tiêu thụ khoảng 2000w = 2 KW. Để đun sôi 1 nồi nước 1 lít sẽ mất 4 phút 30 giây = 0,075 giờ.
- Như vậy, lượng điện tiêu thụ của bếp hồng ngoại khi đun 1 lít nước = 0,075 x 2 = 0,15 kWh (0,15 số điện).
- Khi sử dụng trong 2 giờ thì bếp hồng ngoại sẽ tiêu thụ hết số điện = 2 x 2 = 4 kWh.
4. Lưu ý về cách tính điện năng tiêu thụ của thiết bị điện
- Áp dụng đúng công thức tính để có kết quả chính xác nhất.
- Nhìn rõ thông số của thiết bị điện và theo dõi giờ sử dụng thiết bị chính xác để có kết quả đúng.
- Nếu không am hiểu cách tính toán, nên tính bằng các phần mềm online. Hiện nay đã có phần mềm tính toán điện năng tiêu thụ điện cho các gia đình.
5. Mẹo tiết kiệm điện năng tiêu thụ hiệu quả
Những cách tiết kiệm điện năng tiêu thụ hiệu quả
- Khi mua thiết bị điện nên lựa chọn thiết bị có nhãn dán năng lượng 4 sao hoặc 5 sao. Những thiết bị có nhãn dán 1 sao là những thiết bị tiêu tốn rất nhiều điện năng.
- Mua thiết bị điện tại những cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng cũng như khả năng tiết kiệm điện.
- Nên rút các thiết bị điện khi không cần sử dụng tới để tiết kiệm tối đa số điện và tiền điện.
- Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng thiết bị điện để giảm thiểu tình trạng bám bụi, hỏng hóc. Khi thiết bị điện chập chờn hoặc hỏng sẽ gây tốn điện hơn.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách tính điện năng tiêu thụ cũng như số tiền điện. Mỗi thiết bị điện đều có lượng tiêu thụ điện khác nhau nhưng đều áp dụng chung 1 công thức tính. Sau khi tính toán, có thể dễ dàng nhận thấy đâu là thiết bị tiêu tốn điện. Từ đó, có thể đưa ra những cách tiết kiệm điện tối ưu, giảm thiểu tiền điện hàng tháng.
Đánh giá của bạn :
0 Bình luận