Độ rọi tiêu chuẩn là gì? 8 quy định quan trọng mới nhất 2023
Nội dung
Độ rọi tiêu chuẩn ở mỗi không gian sẽ có quy định khác nhau. Khi thiết kế chiếu sáng phải đảm bảo hệ thống đèn cung cấp đủ độ rọi theo quy định. Ánh sáng đạt chuẩn giúp cho mọi hoạt động diễn ra thuận tiện và an toàn cho mắt. Xem ngay các tiêu chuẩn mới về độ rọi do Công ty đèn LED tổng hợp để có hệ thống chiếu sáng hoàn hảo nhất.
1. Độ rọi tiêu chuẩn là gì?
1.1 Độ rọi là gì?
- Độ rọi là đơn vị biểu thị độ sáng tại một điểm trên diện tích bề mặt mà con người cảm nhận được độ mạnh hay yếu.
- Độ rọi còn có tên gọi khác là quang thông.
- Đơn vị đo của độ rọi là lux, kí hiệu là E.
Độ rọi là gì?
1.2 Khái niệm độ rọi tiêu chuẩn
- Độ rọi tiêu chuẩn là chỉ số quy định cụ thể độ rọi phù hợp cho từng không gian nhất định. Mỗi không gian cần có độ rọi chiếu sáng khác nhau để đảm bảo ánh sáng cho mắt người nhìn.
- Tùy vào từng hoạt động và không gian lắp đặt, kỹ thuật viên sẽ tính toán độ rọi phù hợp.
>> Xem thêm: Cấp độ bảo vệ IP là gì? chỉ số đèn LED IP40 IP54 IP65 IP68
1.3 Bảng độ rọi tiêu chuẩn chi tiết nhất
Dưới đây là bảng chỉ số độ rọi đạt chuẩn cần tuân theo của từng khu vực khác nhau.
Không gian cần chiếu sáng | Độ rọi tiêu chuẩn (lux) |
Khu vực công cộng với môi trường xung quanh tối | 20 – 50 |
Định hướng đơn giản cho các chuyến thăm ngắn | 50 – 100 |
Khu vực có giao thông và hành lang, cầu thang, người đi lại, thang máy, không gian lưu trữ | 100 |
Khu vực làm việc mà các nhiệm vụ trực quan thi thoảng được thực hiện | 100 – 150 |
Nhà kho, kho lưu trữ, nhà hát, vịnh tải | 150 |
Phòng giải lao, cơ sở kỹ thuật, khu vực máy nghiền bi, nhà máy bột giấy, phòng chờ | 200 |
Công việc văn phòng đơn giản | 250 |
Phòng học | 300 |
Công việc văn phòng, thư viện học tập, cửa hàng tạp hóa, phòng thí nghiệm, phòng trưng bày, nhà bếp, khán phòng | 500 |
Siêu thị, xưởng cơ khí, cảnh quan văn phòng | 750 |
Công việc vẽ bình thường, xưởng cơ khí chi tiết, nhà hát hoạt động | 1000 |
Công việc vẽ chi tiết, công trình cơ khí rất chi tiết, xưởng điện tử, thử nghiệm và điều chỉnh | 1500 – 2000 |
Nơi làm việc trực quan có độ tương phản thấp và kích thước rất nhỏ trong thời gian dài | 2000 – 5000 |
Nơi thực hiện nhiệm vụ trực quan kéo dài và cần chính xác | 5000 – 10000 |
Nơi làm việc trực quan rất đặc biệt có độ tương phản cực thấp và kích thước nhỏ | 10000 – 20000 |
Xem thêm:
2. Các quy định pháp luật Việt Nam về tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng
Tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng dựa vào các quy định pháp luật sau:
- Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09:2013/BXD.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7114-1:2008.
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 05:2008/BXD.
- Quyết định của Bộ Y tế QĐ/BYT 3733/2002.
- Tiêu chuẩn chiếu sáng VN TCVN 2018
Các quy định cần phải tuân thủ về:
- Độ trung thực của ánh sáng, đều màu, không bị nhấp nháy, không gây chói mắt.
- Đáp ứng tốt về công suất, năng lượng được sử dụng hiệu quả.
- Nhiệt độ ánh sáng phù hợp với không gian chiếu sáng, ánh sáng vàng là 2700K, ánh sáng trung tính là 5500K và ánh sáng trắng là 6500K.
3. Công thức tính độ rọi tiêu chuẩn chiếu sáng
3.1 Công thức tính
- Độ rọi được tính bằng công thức:
E = Φ/S
Trong đó:
- E là độ rọi (lux)
- Φ là tổng quang thông (lumens)
- S là diện tích bề mặt được chiếu sáng (m2)
[caption id="attachment_1224" align="aligncenter" width="600"] Công thức tính độ rọi[/caption]
- Ngoài ra, độ rọi còn được xác định bởi công thức:
Độ rọi = (Công suất đèn x Quang thông x Số lượng đèn sử dụng)/Diện tích chiếu sáng
>>Chi tiết hơn về các tính xem tại: Công thức tính độ rọi lux
3.2 Bài tập tính độ rọi
- Giả dụ, trong 1 căn phòng 10m2 ta lắp 8 bóng đèn, mỗi bóng đèn có quang thông là 200 lumen.
- Độ rọi của căn phòng là: (200 x 8)/10 = 160 lux
3.3 Phương pháp đo độ rọi
Thang đo độ rọi
- Việc đo độ rọi cần phù hợp với từng khu vực và không gian chiếu sáng
- Dưới đây là mức thang đo tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng trong nhà
Không gian | Độ rọi trung bình |
Phòng bếp, phòng ăn | ≥ 500 |
Phòng khách | ≥ 300 |
Phòng ngủ | ≥ 100 |
Hàng lang, cầu thang, ban công | ≥ 100 |
Tầng hầm (khu vực đỗ xe) | ≥ 75 |
Thiết bị đo độ rọi
- Thiết bị đo độ rọi hay còn gọi là máy đo độ rọi theo yêu cầu.
Thiết bị đo độ rọi
- Chuẩn bị không gian đo độ rọi ở điều kiện bình thường, theo yêu cầu của luxmet.
- Luxmet được chuẩn bị với sai số không quá 10%, cần có độ nhạy cảm cao và phù hợp với quang phổ đèn chiếu sáng.
Tiến hành đo độ rọi
Bước 1: Chuẩn bị đo
- Xác định vị trí đo độ rọi và điểm đo.
- Làm sạch hệ thống chiếu sáng trước khi tiến hành đo.
- Lưu ý, khi đo độ rọi, cần có khoảng cách từ sàn tới trần là 1.5m, cách tường >1m.
- Đo trên 5 điểm là đạt tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng.
Bước 2: Tiến hành đo độ rọi tiêu chuẩn
- Độ rọi được tiến hành đo vào lúc tối, độ rọi tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng 0.1 lux.
Cách tính số lượng đèn cần dùng
- Bước 1: Xác định diện tích cần chiếu sáng.
- Bước 2: Xác định số lumen/m2 bề mặt chiếu sáng. Nên tuân thủ kỹ về quy định QCVN 22:2016/BYT để biết độ rọi một cách chính xác.
- Bước 3: Xác định tổng số lumen cần cho công trình.
- Bước 4: Tính số lượng bóng đèn cần thiết.
- Lưu ý, tùy theo các đơn vị cung cấp sẽ có lượng lumen/w khác nhau giữa các đèn.
Ví dụ:
- Không gian chiếu sáng có diện tích 50m2. Có độ rọi là 300lux với hiệu suất chiếu sáng là 110lm/w
- Tổng số lux cần thiết là 300 x 50 = 15.000 lumen.
- Tổng số công suất điện chiếu sáng = 15.000/110 = 137w
- Ta sử dụng đèn 14w nên số lượng đèn cần thiết là: 137/14 = 9.7857.
=> Vậy số lượng đèn cần thiết cho không gian 50m2 là 10 đèn.
Xem thêm khái niệm liên quan tới công thức tính độ rọi: Quang thông là gì? Lumen là gì?
4 Tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng trong nhà
4.1 Cơ sở nào quyết định tiêu chuẩn chiếu sáng trong nhà
Các văn bản ban hành được quy định rõ ở:
-
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 09:2013/BXD;
-
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7114-1:2012
-
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 05:2008/BXD
-
Quyết định của Bộ Y tế QĐ/BYT 3733/2002
4.2 Tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng phòng khách
- Đối với chiếu sáng trong nhà, chất lượng ánh sáng cần lượng vừa đủ, không gây chói mắt.
Tiêu chuẩn chiếu sáng trong nhà
- Tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng trong nhà dao động từ 100lux đến hơn 500 lux.
- Tùy từng không gian chiếu sáng sẽ có độ rọi thích hợp.
Bảng tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng trong nhà chi tiết
Khu vực | Độ rọi (lux) |
Phòng khách, phòng sinh hoạt | 300 – 500 |
Phòng bếp | 200 – 300 |
Phòng làm việc, phòng học | 300 – 500 |
Phòng ngủ, phòng tắm | 150 – 200 |
Hành lang | 100 - 150 |
4.3 Độ rọi tiêu chuẩn phòng ngủ
Theo quy định về tiêu chuẩn độ rọi thì hệ thống chiếu sáng cho phòng ngủ phải đảm bảo:
- Độ rọi lux ≥ 100lux
- Chỉ số hoàn màu ≥ 80Ra
- Mật độ công suất (w/m2) ≤ 8
Chiếu sáng phòng ngủ phải đảm bảo sự yên tĩnh, chống chói mắt. Do đó, lựa chọn hình thức chiếu sáng hỗn hợp hoặc chiếu sáng nửa gián tiếp là phù hợp nhất.
Lưu ý: Tránh đặt đèn chiếu sáng trực tiếp tại đầu giường. Nên chiếu sáng bằng các loại đèn ngủ có ánh sáng trắng ấm, công suất nhỏ.
4.4 Tiểu chuẩn độ rọi chiếu sáng trong nhà vệ sinh
- Nhà vệ sinh là nơi có không gian hẹp, do đó, quy định về độ rọi tiêu chuẩn thông thường là 200lux.
- Bởi nhà vệ sinh là nơi thư giãn sau một ngày dài mệt mỏi; đồng thời cũng là nơi dưỡng da, makeup của chị em phụ nữ.
- Khi lắp đèn nên lựa chọn đèn có ánh sáng trắng, chiếu sáng trực tiếp từ trên trần xuống. Kết hợp với đèn chiếu sáng gương để tăng hiệu ứng sáng khi sử dụng gương.
4.5 Tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng trong nhà chung cư
Không gian chiếu sáng | Độ rọi (lux) |
Phòng khách | 300 |
Phòng ngủ | 100 |
Phòng bếp, ăn | 200 |
Hành lang, ban công | 100 |
Công trình phụ | 200 |
5. Độ rọi tiêu chuẩn chiếu sáng văn phòng
Tham khảo bảng dưới đây:
Phòng chức năng văn phòng | Độ rọi (lux) |
Phòng làm việc | 400 |
Phòng họp, tiếp khách | 300 |
Tiền sảnh | 200 |
Hành lang | 100 |
Công trình phụ | 200 |
Tầng hầm, để xe | 75 |
6. Tiêu chuẩn chiếu sáng học đường
- Trong chiếu sáng học đường, độ rọi cần thiết cần đạt từ 100 đến 500 lux.
- Đối với phòng nghỉ độ rọi chỉ cần đạt 100 lux.
Tiêu chuẩn chiếu sáng học đường
- Phòng học, khu thể chất hay khu hiệu bộ chất lượng độ rọi cần đạt 300 lux.
- Ngoài ra, khu vực thực hành cho học sinh cần độ rọi lên tới 500 lux.
7. Tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng trong nhà thi đấu
Dưới đây là các tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhà thi đấu cụ thể mà bất cứ công trình nào cũng phải tuân thủ.
Mục đích sử dụng | Bóng chuyền Etb (lux) | Bóng rổ Etb | Cầu lông Etb | HS đồng đều, độ rọi ngang |
Thi đấu chính thức | 300 | 300 | 400 | 0.6 |
Thi đấu thông thường | 200 | 200 | 300 | 0.5 |
Luyện tập | 100 | 100 | 200 | 0.44 |
8. Tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng trong bệnh viện
Không gian chức năng | Độ rọi (lux) |
Phòng khám chung | 500 |
Phòng siêu âm | 300 |
Phòng đợi | 200 |
Phòng bác sĩ | 300 |
Phòng bệnh nhân | 100 |
Phòng mổ | 700/300 |
Hành lang (đi lại nhiều) | 100/150 |
Công trình phụ | 200 |
9. Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà hàngYêu cầu trong chiếu sáng nhà hàng
- Nhà hàng, khách sạn là không gian đòi hỏi sự sang trọng, có điểm nhấn nổi bật để thu hút khách. Mỗi khu vực trong nhà hàng lại yêu cầu bố trí ánh sáng khác nhau.
- Khi sử dụng các loại đèn chiếu sáng khác nhau cần có sự kết hợp hài hòa đảm bảo tính thẩm mỹ cho tổng thể không gian.
Các quy định về tiêu chuẩn chiếu sáng nhà hàng
- Tiêu chuẩn Việt Nam 7114:2008: Ecgonomi
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09:2013/BXD
Độ rọi tiêu chuẩn cho chiếu sáng nhà hàng, khách sạn
Khu vực | Độ rọi tiêu chuẩn (lux) | Chỉ số hoàn màu tối thiểu (Ra) |
Nhà hàng, phòng ăn, phòng chức năng | ≥200 | ≥80 |
Phòng họp | ≥500 | ≥80 |
Khu vực quầy lễ tân, thu ngân | ≥300 | ≥80 |
Khu vực bếp | ≥500 | ≥80 |
Hành lang | ≥100 | ≥80 |
Nhà vệ sinh | ≥200 | ≥80 |
Tầng hầm gửi xe | ≥75 | ≥40 |
Giải pháp chiếu sáng nhà hàng, khách sạn
- Khu vực quầy lễ tân: Nên kết hợp đèn âm trần chiếu sáng chung với đèn rọi tạo điểm nhấn.
- Khu vực hành lang: Sử dụng đèn ốp trần, đèn chiếu sáng khẩn cấp và đèn Exit lối thoát hiểm.
- Phòng họp: Sử dụng đèn âm trần kết hợp đèn LED hắt thanh, đèn panel, đèn khẩn cấp.
- Phòng ăn: Chiếu sáng chung bằng đèn âm trần. Tạo điểm nhấn bằng đèn thả trần, đèn LED thanh, đèn LED dây,...
- Phòng bếp: Chiếu sáng bằng đèn hắt, đèn LED thanh.
- Khu vực hầm để xe: Nên chiếu sáng bằng đèn LED nhà xưởng, đèn chống nổ kết hợp đèn Exit và đèn chiếu sáng khẩn cấp.
- Khu vực cảnh quan bên ngoài: Chiếu sáng trang trí bằng đèn trụ LED sân vườn, đèn âm đất, đèn âm nước, đèn chiếu cây, đèn hắt,....
10. Tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng - Tiêu chuẩn ánh sáng trong sản xuất
- Đây là môi trường cần có sự phân bố hợp lý về tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng.
- Ánh sáng nhà xưởng cần độ rọi lớn hơn 300lux để đảm bảo năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng
- Nên hạn chế tối đa hiện tượng ánh sáng nhấp nháy để ảnh hưởng tới người lao động.
11. Tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng đường phố
- Ánh sáng dùng chiếu sáng đường phố cần đảm bảo an toàn cho người đi đường và sử dụng phương tiện giao thông.
Tiêu chuẩn ánh sáng đường phố
- Tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng đường phố cần đảm bảo 2 quy định của pháp luật là Quy chuẩn Việt Nam QCVN 07-7:2016/BXD và Tiêu chuẩn TCVN 259: 2001.
12. Thiết kế chiếu sáng dựa trên độ rọi tiêu chuẩn quy định
12.1 Xác định, đánh giá hệ thống chiếu sáng cũ
- Cần xem xét và đánh giá lại hệ thống chiếu sáng cũ để kiểm định lại về độ rọi.
- Đưa ra phương án giải quyết về tăng, giảm độ rọi cho phù hợp.
- Sử dụng thiết bị đo độ rọi để xác định nhanh chóng và cho kết quả chính xác nhất.
12.2 Xác định nhu cầu chiếu sáng
- Tùy từng khu vực hay không gian chiếu sáng sẽ có nhu cầu chiếu sáng khác nhau.
- Cần xác định khu vực chiếu sáng cần có tiêu chuẩn độ rọi là bao nhiêu để lựa chọn đèn phù hợp.
12.3 Lựa chọn đèn LED có ánh sáng theo tiêu chuẩn quy định
- Nên lựa chọn đèn LED có độ rọi đạt tiêu chuẩn quy định để đảm bảo chất lượng hệ thống chiếu sáng.
- Lựa chọn những đơn vị cung cấp uy tín trên thị trường chuyên cung cấp các loại đèn LED chất lượng.
12.4 Tính toán chiếu sáng cho độ rọi phù hợp
- Tính toán lại độ rọi của không gian chiếu sáng để xét độ phù hợp ở thời điểm hiện tại.
- Sau khi tiến hành đo và tính toán lại độ rọi, sẽ đưa ra được sự thay đổi cho thích hợp với khu vực chiếu sáng.
- Các công thức tính toán chiếu sáng giúp bạn có hệ thống chiếu sáng hoàn hảo.
12.5 Giải pháp chiếu sáng tiết kiệm điện
- Sử dụng đèn LED với độ rọi phù hợp sẽ là một giải pháp tối ưu cho hệ thống chiếu sáng.
- Đây là một trong những phương pháp tiết kiệm điện năng cho người sử dụng.
13. Ý nghĩa của độ rọi tiêu chuẩn trong chiếu sáng
13.1 Đánh giá chính xác ưu nhược điểm hệ thống chiếu sáng
- Hệ thống chiếu sáng đạt độ rọi theo quy định sẽ mang tới nhiều lợi ích:
- Giúp tăng năng suất lao động và đảm bảo chất lượng trong nhà xưởng.
- Tránh căng thẳng, không gây khó chịu cho người sử dụng.
- Bảo vệ an toàn cho mắt, tránh mỏi mắt, nhức mắt.
13.2 Tính toán chiếu sáng chính xác
- Khi độ rọi không gian chiếu sáng được xác định chúng ta sẽ thiết kế hệ thống chiếu sáng phù hợp và đảm bảo chất lượng.
- Nên lựa chọn đèn tại đơn vị uy tín để đảm bảo tuổi thọ và quang thông tốt.
13.3 Đảm bảo đủ ánh sáng
- An toàn đối với sức khỏe và thị lực người sử dụng.
- Đèn có độ rọi phù hợp với không gian lắp đặt.
- Tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng đạt chuẩn giúp nâng cao được năng suất lao động.
13.4 An toàn cho người dùng
- Bảo vệ thị lực, không gây chói mắt, lóa mắt hay mỏi mắt.
- Không ảnh hưởng đến thị lực người dùng, an toàn với sức khỏe.
An toàn với người sử dụng
13.5 Tiết kiệm điện năng
- Sử dụng đèn tiết kiệm điện năng tối ưu, giảm chi phí 2-3 lần so với đèn truyền thống.
- Tiết kiệm chi phí thay thế, sửa chữa và bảo dưỡng.
Dựa vào quy định độ rọi tiêu chuẩn bạn có thể đánh giá được thực trạng hệ thống chiếu sáng. Từ đó, đưa ra giải pháp chiếu sáng mới đạt tiêu chuẩn để tăng hiệu suất làm việc; an toàn cho mắt. Hãy thường xuyên cập nhật các quy định mới liên quan tới độ rọi để có hệ thống ánh sáng tối ưu nhất.
Đánh giá của bạn :
0 Bình luận