Độ rọi là gì? Phương pháp đo và cách tính độ rọi đèn LED theo tiêu chuẩn 2023
Nội dung
Độ rọi là tiêu chí quan trọng trong việc lựa chọn đèn LED. Bởi nó quyết định tới hiệu quả chiếu sáng của một hệ thống ánh sáng. Vậy độ rọi là gì? Độ rọi đèn LED bao nhiêu là đủ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Độ rọi là gì? Các khái niệm liên quan độ rọi
1.1 Khái niệm độ rọi lux là gì?
- Độ rọi là gì? Là biểu thị độ sáng tại một điểm trên diện tích bề mặt mà con người cảm nhận được ánh sáng mạnh hay yếu.
- Là biểu thị độ sáng tại một điểm trên diện tích bề mặt mà con người cảm nhận được ánh sáng mạnh hay yếu.
- Lux là đơn vị đo của độ rọi, được dùng để tính công suất ánh sáng.
Độ rọi là gì?
1.2 Độ rọi ngang là gì?
- Độ rọi ngang là biểu thị độ sáng tại một điểm tại phương nằm ngang trên bề mặt diện tích mà con người cảm nhận được.
1.3 Độ rọi trung bình là gì?
- Độ rọi trung bình là các mức Lux trung bình được đo tại các điểm khác trong cùng khu vực xác định.
1.4 Độ rọi Tiếng Anh là gì?
- Độ rọi trong tiếng Anh được gọi là "illuminance" hoặc "illumination".
1.5 Độ trưng là gì?
- Độ trưng là đại lượng đặc trưng cho tia sáng phát ra theo mọi hướng của 1 nguồn sáng.
- Độ trưng của một diện tích là quang thông do một phần tử diện tích của ánh sáng phát ra theo mọi hướng.
- Đơn vị của độ trưng là lumen/m2 trong hệ SI.
1.6 Độ rọi năng lượng là gì?
- Độ rọi năng lượng là đại lượng đặc trưng cho năng lượng phát sáng ra từ một nguồn sáng.
1.7 Ký hiệu của độ rọi là gì?
- Ký hiệu của độ rọi là Lux (lx) theo hệ SI.
1.8 Lưới độ rọi
Lưới độ rọi của một nguồn sáng
2. Quang thông là gì? Phân biệt Lux với Lumen
2.1 Quang thông là gì?
- Quang thông là một đại lượng đo lường công suất bức xạ phát ra từ một nguồn sáng.
- Đơn vị đo của Quang thông là Lumen, ký hiệu lm.
2.2 Phân biệt Lux với Lumen
- Lumen là thước đo quang thông theo tổng lượng ánh sáng phát ra theo mọi hướng.
- Lux là đơn vị đo độ rọi, chỉ rõ tổng lượng ánh sáng trên một diện tích bề mặt.
- 1 lux = 1lumen/m2.
- Lux là thước đo lượng ánh sáng trên một diện tích bề mặt cụ thể, có thể là kết quả của nhiều bóng đèn hay ánh sáng ban ngày trộn lẫn vào nhau.
- Lumen cho biết được một nguồn sáng phát ra bao nhiêu ánh sáng. Đây là một đơn vị hữu ích trong so sánh tổng lượng ánh sáng đèn phát ra.
Xem chi tiết tại: Quang thông là gì? Lumen là gì? 7 thông tin nhất định phải biết khi mua đèn LED
2.3 Quang hiệu là gì? Mối liên hệ với độ rọi
- Quang hiệu (hay còn được gọi là hiệu suất phát quang) là tỷ số giữa quang thông do nguồn sáng phát ra với công suất điện mà nguồn sáng tiêu thụ.
- Đơn vị đo là Lm/w.
3. Thang độ rọi LUX phổ biến
Để hiểu rõ hơn về khái niệm độ rọi là gì, tham khảo bảng về thang độ rọi phổ biến thường được sử dụng trong chiếu sáng.
E(lux) | Độ rọi |
0,25 | Trăng đêm rằm |
1 | Đủ để thấy đường thoát nạn khỏi nhà |
20 | Nhận rõ mặt người |
20 – 50 | Khu vực lối đi và làm việc ngoài trời |
75 | Khu vực đỗ xe |
50 – 100 | Định hướng nơi không ở lâu |
100 – 200 | Phòng làm việc không thường xuyên |
200 | Độ rọi tối thiểu cho phòng làm việc liên tục |
200 – 500 | Không gian làm việc bằng mắt liên tục |
300 – 750 | Công việc sử dụng mắt, độ khó trung bình |
500 – 1.000 | Công việc sử dụng mắt, độ khó cao |
1.000 | Trời nhiều mây |
1.000 – 2.000 | Công việc phức tạp, cần quan sát tỉ mỉ |
2.000 | Độ rọi tối đa nơi làm việc |
5.000 | Độ rọi tiêu điểm trên bàn mổ |
100.000 | Nắng giữa trưa nhiệt đới |
3. Phương pháp đo độ rọi là gì?
3.1 Thiết bị đo độ rọi
- Sử dụng các thiết bị chuyên dụng để đo độ rọi để cho kết quả chính xác cao.
- Hiện tại trên thị trường có 2 loại máy đo là loại sensor cảm biến ánh cùng thân máy tách rời và loại tích hợp sensor vào trong thân máy.
Thiết bị đo độ rọi
3.2 Một số lưu ý trước khi đo độ rọi
- Độ rọi cần được đo trên mặt phẳng đạt chuẩn theo quy định; hoặc trên bề mặt công tắc của thiết bị.
- Trước khi tiến hành đo cần phải vệ sinh đèn, bảo dưỡng và thay thế những đèn đã bị hỏng.
- Bóng của người đo độ rọi không được in lên tế bào quang điện Luxmet.
- Trong thực tế, chỗ làm việc bị che bởi người hoặc chi tiết nhô cao của thiết bị thì cũng cần đo độ rọi trong điều kiện thực tế này.
- Các thiết bị đo phải bố trí ở tư thế làm việc.
- Không để gần dụng cụ đo những vật nhiễm từ lớn hoặc nhiễm từ trường.
3.3 Các bước đo độ rọi
- Đối với chiếu sáng làm việc và chiếu sáng sự cố độ rọi cần đo vào lúc tối.
- Tỉ số độ rọi tự nhiên và độ rọi độ chiếu sáng nhân tạo < 0,1.
- Chiếu sáng để phân tán cần đo độ rọi khi giá trị độ rọi tự nhiên < 0,1lux.
- Cần tiến hành 4 phép đo độ rọi theo phương thẳng đứng trong các mặt phẳng vuông góc với nhau.
3.4 Các giá trị cần đọc sau khi đo độ rọi
- Giá trị độ rọi thực tế E (lux).
- Giá trị độ rọi đo được Ed (lux).
- Hệ số K bằng 4 (bóng đèn dây tóc) và bằng 2 (bóng đèn huỳnh quang và đèn cao áp).
- Điện áp dưới danh định Udđ (Vôn).
- Điện áp lưới khi bắt đầu và kết thúc đo U1, U2 (Vôn).
4. Công thức tính độ rọi lux chiếu sáng – độ chói
4.1 Công thức tính độ rọi lux
-
- Độ rọi được tính bằng công thức: E = Φ/S.
- Trong đó:
-
- Φ là tổng quang thông (Lumen).
- S là diện tích bề mặt được chiếu sáng (m2).
- Hoặc còn được tính bằng công thức:
Độ rọi =(Công suất đèn x Quang thông x Số lượng đèn)/ Diện tích chiếu sáng
4.2 Công thức tính độ chói
- Độ chói của đèn được tính bằng công thức:
- Lα = Iα/ cosα.ds
- Với Lα là độ chói (Cd/m2)
- Iα là cường độ sáng theo hướng α.
- Ds là diện tích mặt nhìn từ hướng α.
4.3 Mối quan hệ giữa độ rọi và cường độ ánh sáng
- Độ rọi phụ thuộc vào phương và giảm theo bình phương khoảng cách.
- Cường độ sáng chỉ phụ thuộc vào phương hướng, không phụ thuộc khoảng cách.
Xem thêm chi tiết: Cường độ ánh sáng tiêu chuẩn theo quy định mới nhất 2021
4.4 Mối quan hệ giữa độ rọi và công suất
- Độ rọi là 1 đơn vị dẫn xuất nên không đo trực tiếp năng lượng ánh sáng mà bằng độ cảm nhận ánh sáng của mắt.
- Hệ số chuyển đổi giữa độ rọi và công suất thay đổi theo nhiệt độ màu; hoặc bước sóng của ánh sáng.
5. Độ rọi tiêu chuẩn là gì? Các quy định về tiêu chuẩn độ rọi
5.1 Khái niệm độ rọi tiêu chuẩn
- Độ rọi tiêu chuẩn là đại lượng đặc trưng cho bề mặt được chiếu sáng, là mật độ quang thông trên bề mặt có diện tích S.
5.2 Quy định về tiêu chuẩn độ rọi
- Độ rọi duy trì tối đa với các loại hình công việc không vượt quá 10.000 lux.
- Phòng khách cần có độ rọi tiêu chuẩn >300 lux.
- Tại phòng ngủ, hành lang, cầu thang và ban công cần độ rọi >100lux.
- Những khu vực cần sự tập trung như phòng bếp, phòng ăn, phòng đọc sách, phòng làm việc > 500 lux.
- Với không gian tầng hầm chỉ cần độ rọi tiêu chuẩn >75 lux.
Tham khảo: tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng trong nhà
5.3 Độ rọi tiêu chuẩn của một số nguồn sáng
E (lux) | Độ rọi |
0,00005 lux | Độ rọi của ánh sáng từ các ngôi sao |
1 lux | Độ rọi ánh sáng phản chiếu từ mặt trăng |
320 – 500 lux | Độ rọi ánh sáng ở văn phòng |
400 lux | Độ rọi ánh sáng vào thời điểm hoàng hôn hay bình minh |
1.000 lux | Độ rọi trong 1 ngày u ám hoặc độ rọi ở trường quay truyền hình |
10.000 – 25.000 lux | Độ rọi ánh sáng ban ngày |
32.000 – 100.000 lux | Độ rọi trung bình của ánh sáng mặt trời trong ngày, ánh sáng trực tiếp |
6. So sánh độ rọi của đèn LED với độ rọi của đèn huỳnh quang
- Độ rọi của đèn LED cao hơn độ rọi của đèn huỳnh quang. Bởi đèn LED có hiệu suất phát quang từ 100 - 130lm/w. Còn đèn huỳnh quang chỉ có hiệu suất đạt khoảng 60 - 80lm/w.
- Đèn LED có độ rọi cao hơn nên được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Ngoài thông số độ rọi cao, đèn LED còn có ưu thế vượt trội về độ sáng ổn định; tiết kiệm điện năng; tuổi thọ cao.
- Đèn LED được coi là giải pháp chiếu sáng tối ưu thay thế cho bóng đèn huỳnh quang.
7. Tư vấn lựa chọn đèn LED có độ rọi phù hợp từng không gian
7.1 Bảng tiêu chuẩn độ rọi cho các phòng trong nhà
- Một số tiêu chuẩn về độ rọi cho chiếu sáng trong nhà
Khu vực | Loại đèn | Màu sắc ánh sáng | Độ rọi (lumen/m2) |
Phòng khách | Đèn âm trần | Vàng, Trung tính | 300 – 500 |
Phòng bếp | Đèn tuýp, ốp trần | Trung tính | 200 – 300 |
Phòng làm việc | Đèn âm trần, tuýp | Trắng | 300 – 500 |
Phòng tắm | Đèn âm trần | Vàng. Trung tính | 150 – 200 |
Hành lang | Đèn ốp nổi/bulb | Vàng, Trung tính | 100 - 150 |
7.2 Cách tính toán số lượng đèn theo diện tích chiếu sáng
- Đầu tiên, cần tính số lượng bóng đèn cần dùng theo công thức:
Số lượng bóng đèn cần dùng = (Diện tích chiếu sáng x Độ rọi tiêu chuẩn)/(Công suất đèn x Quang thông)
- Với Lux bề mặt chiếu sáng được xác định, thông thường cho phòng khoảng 300 lux.
- Tùy theo các đơn vị cung cấp sẽ có lượng lumen/w khác nhau.
Qua bài viết trên chúng ta đã hiểu rõ khái niệm về độ rọi là gì cùng những thông tin cần thiết khi lựa chọn và sử dụng đèn LED. Để xác định được độ rọi cần có thiết bị chuyên dụng và tính toán theo công thức.
Đánh giá của bạn :
0 Bình luận