Nguyên nhân bóng đèn led tắt rồi vẫn nhấp nháy: Cách Sửa
Nội dung
Đèn led được đánh giá mang lại ánh sáng tự nhiên, không gây hại mắt người khi sử dụng phổ biến trong chiếu sáng. Tuy nhiên, đèn led vẫn có một số những sự cố phổ biến nhất là hiện tượng đèn led tắt rồi vẫn nhấp nháy. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có cách khắc phục lỗi này hiệu quả nhanh nhất.
8 Nguyên nhân bóng đèn led tắt rồi vẫn nhấp nháy liên tục
1.1 Đấu sai dây bóng đèn LED
- Một nguyên nhân khiến đèn LED nhấp nháy khi đã tắt nguồn điện là do quá trình đấu dây vào công tắc, người thợ điện đã đấu nhầm dây. Chính vì vậy, khi tắt đèn rồi những vẫn xảy ra hiện tượng nhấp nháy liên tục. Trường hợp này bạn chỉ cần nhờ thợ điện đấu nối lại mạch điện cho chuẩn là được.
Nguyên nhân đèn tắt rồi vẫn nhấp nháy
1.2 Thiết bị nguồn chưa đảm bảo chất lượng
- Đèn LED cũng tương tự các loại đèn khác, cần có nguồn điện ổn định để chuyển hóa điện năng thành quang năng chiếu sáng.
- Nguồn LED có vai trò quan trọng cung cấp nguồn điện ổn định cho chip LED phát ra ánh sáng ổn định.
- Nguồn LED kém chất lượng sẽ không đảm bảo chiếu sáng hiệu quả và gây ra hiện tượng chập chờn.
- Điện áp nguồn cung cấp không phù hợp với công suất của đèn led khiến đèn bị nhấp nháy.
Thiết bị nguồn không đảm bảo chất lượng là nguyên nhân nhấp nháy
1.3 Mua phải đèn LED chất lượng kém
- Sử dụng đèn LED không chính hãng, mua tại các địa chỉ không uy tín cũng là nguyên nhân gây hiện tượng nhấp nháy.
- Bên cạnh đó, đèn LED kém chất lượng cũng ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng, đặc biệt là thị giác.
Sử dụng đèn kém chất lượng gây nhiều nguy hiểm
1.4 Sử dụng đèn LED đã quá tuổi thọ quy định
- Bóng đèn LED chỉ hoạt động hiệu quả đến khi hết tuổi thọ của đèn.
- Bóng đèn sẽ bị suy giảm quang thông, bị chập chờn khi đến tuổi thọ quy định và có thể dẫn đến hiện tượng nhấp nháy chập cháy bóng.
- Khi gần hết tuổi thọ, đèn led có hiện tượng hai đầu phát đỏ; phát sáng nhưng nhấp nháy liên tục.
1.5 Hệ thống nguồn điện tổng không ổn định
- Điện áp là yếu tố quan trọng giúp đèn hoạt động tốt và bền bỉ làm ảnh hưởng tới độ sáng của đèn.
- Khi nguồn điện áp cung cấp không đủ sẽ khiến đèn led nhanh hỏng, không hoạt động ổn định gây ra hiện tượng chớp nháy liên tục.
- Trong trường hợp xử lý không kịp thời dẫn đến cháy đèn, nguy cơ cao phải thay thế toàn bộ hệ thống chiếu sáng.
>> Xem thêm: Tại sao bóng đèn LED nhấp nháy?
1.6 Sử dụng Dimmer kém chất lượng
- Đèn led muốn sử dụng và hoạt động tốt cần có bộ điều khiển cùng bộ công tắc dimmer.
- Khi công tác dimmer chất lượng kém cũng sẽ gây nên hiện tượng nhấp nháy ở bóng đèn led.
- Chất lượng linh kiện không tốt sẽ khiến đèn gặp phải vấn đề trong khâu chuyển mạch.
Dimmer đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của đèn
1.7 Chất lượng bộ tản nhiệt kém
- Bộ tản nhiệt ở đèn có chức năng tỏa nhiệt để đèn không bị nóng. Một bộ tản nhiệt kém chất lượng sẽ không giải tỏa được hết lượng nhiệt đèn gây hiện tượng quá tải và chập cháy
- Sử dụng bộ tản nhiệt kém chất lượng trong thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng đèn bị chập chờn khi đã tắt.
Bộ phận tản nhiệt của đèn led
>>> Đây là nguyên nhân khiến người dùng phân vân có nên dùng đèn tuýp LED. Tuy nhiên, khi mua hàng chính hãng, chất lượng thì bộ tản nhiệt đảm bảo giúp đèn có nhiều ưu điểm hơn so với đèn truyền thống.
1.8 Không bảo dưỡng đèn thường xuyên
- Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường thấy khi đèn LED bị chập chờn.
- Bóng đèn LED có thiết kế kín khít, chống ẩm tốt tuy nhiên được sử dụng với hiệu suất cao, môi trường ẩm cao hoặc tích tụ bụi bẩn bám dẫn đến bị đoản mạch nhẹ khiến bóng có hiện tượng chớp nháy liên tục
- Vì vậy, cần dọn vệ sinh, bảo dưỡng lại đèn để các kết nối hoạt động hiệu quả.
>> Xem thêm: Tại sao đèn LED sáng mờ? Giải đáp và cách sửa nhanh trong 5P
2. Hướng dẫn 4 cách sửa bóng đèn LED bị nhấp nháy khi tắt
2.1 Cách sửa đèn tuýp LED bị nhấp nháy
Bước 1: Kiểm tra bóng đèn đang bị nhấp nháy
- Lưu ý ngắt hết nguồn điện trước khi tiến hành thay thế hay kiểm tra.
- Lắp bóng đèn tuýp LED đang bị nhấp nháy vào một máng đèn mới để thử, nếu đèn vẫn bị nhấp nháy thì ta tiến hành các bước tiếp theo
Bước 2: Kiểm tra tắc te của đèn
- Thông thường, tắc te của đèn tuýp LED ở ngay bên ngoài nên bạn có thể dễ dàng tháo ra để kiểm tra.
- Vặn tắc te theo chiều ngược kim đồng hồ để tháo, nếu tắc te không còn phát sáng hoặc bị cháy đen rồi thì nên thay tắc te mới.
Bước 3: Kiểm tra chấn lưu
- Bạn nên tháo hẳn máng đèn xuống và tháo chấn lưu ra để kiểm tra kỹ càng.
- Vệ sinh đèn rồi lắp đặt lại chấn lưu chắc chắn, nếu đèn vẫn bị chập chờn thì chấn lưu đã bị hỏng.
- Thay thế chấn lưu mới để đèn hoạt động trở lại bình thường.
Bước 4: Khắc phục lỗi đèn bị nhấp nháy dù đã tắt
- Tiến hành ngắt nguồn điện để tháo rời công tắc, sau đó bật điện dùng bút thử điện để thử xem dòng điện có chạy qua không.
- Lưu ý là dây dương sẽ nối với công tắc điện còn dây âm nối với bóng đèn, nếu lắp chưa đúng bạn cần tháo ra nối lại cho đúng.
Xem thêm: Sửa đèn LED bị chớp chính xác |HƯỚNG DẪN CHI TIẾT|
2.2 Cách sửa đèn LED nhấp nháy chung
Có rất nhiều cách để khắc phục tình trạng này những cách tốt nhất và giải quyết triệt để nhất chính là khắc phục tất cả các nguyên nhân có thể khiến đèn bị chớp. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Tìm nguyên nhân khiến cho đèn led bị nhấp nháy
- Khi đèn led có hiện tượng bị nhấp nháy cần kiểm tra tổng thể hệ thống đèn.
- Từ đó tìm ra được nguyên nhân tại sao đèn bị nhấp nháy như hỏng dây dẫn điện, hỏng driver, đèn bị vào nước, dây đứt...
Bước 2: Sửa chữa lại kết nối điện hoặc thay thế linh kiện bị hỏng
- Sau khi tìm ra nguyên nhân khiến đèn bị chớp nháy thì cần sửa chữa càng sớm càng tốt
- Sau đó tìm nhà cung cấp thiết bị linh kiện thay mới chính hãng, đảm bảo chất lượng, có uy tín trên thị trường.
- Thực hiện thay phụ kiện đúng quy trình và luôn chú ý tuân thủ an toàn về điện.
Bước 3: Xử lý bóng đèn led và hoàn thành
- Nếu sau khi sửa chữa nhưng đèn vẫn bị nhấp nháy. Hãy kiểm tra phần công tắc bật đèn xem dòng điện đã được nối đúng vào dây dẫn chưa.
- Sau khi tháo ổ cắm điện cùng công tắc, dùng bút thử điện kiểm tra cực dương của dây điện đã nối vào công tắc; dây âm đã nối vào đèn led hay chưa.
>> Xem thêm: Cách nối dây đèn nhấp nháy
2.3 Cách sử đèn huỳnh quang bị nhấp nháy
Bóng đèn huỳnh quang nhấp nháy
Bước 1: Kiểm tra và tìm ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhấp nháy.
- Có rất nhều cách kiểm tra bóng đèn hoạt động tốt hay không bằng cách lắp chúng vào máng tuýp mới. Nếu bóng đèn vẫn nhấp nháy thì bạn nên thay bóng đèn mới.
- Trường hợp lắp vào máng đèn khác vẫn hoạt động bình thường thì khả năng chấn lưu của bạn đã bị hỏng, bạn cần thay chấn lưu mới sau đó lắp đèn vào và kiểm tra lại.
- Bạn kiểm tra tắc te đã đc vặn đúng cách hay chưa và quan sát xem tắc te có bị đen bên ngoài hay không, nếu có thì bạn cần thay để đèn chiếu sáng ổn định.
- Nếu bạn kiểm tra tất cả bóng đèn, chấn lưu và tắc te đều bình thường mà vẫn còn hiện tượng nhấp nháy thì bạn sẽ phải kiểm tra mạch điện bằng cách tháo ổ công tắc, dùng bút thử điện nối lại dây bóng đèn.
Bước 2: Sửa chữa và thay thế linh kiện bị hỏng
- Sau khi tìm ra nguyên nhân bạn cần khắc phục sớm, tránh ảnh hưởng nhu cầu sử dụng trong nhà.
- Trường hợp thay thế cần lựa chọn linh kiện chính hãng để đảm bảo chất lượng khi sử dụng.
- Luôn kiểm tra nguồn điện trước khi tiến hành sửa chữa.
Bước 3: Hoàn thành và kiểm tra
- Bạn cần kiểm ra đã đúng thao tác thay và lắp đặt chính xác đèn hay chưa
- Trước khi cấp điện cho đèn bạn nên kiểm tra vị trí sửa có bị hở điện hay không
- Cấp điện cho đèn và kiểm tra còn hiện tượng nháy không và dùng bút thử điện kiểm tra cực đèn điện áp đã ổn định hay chưa.
2.4 Cách sửa đèn cầu thang bị nhấp nháy liên tục
Bước 1: Kiểm tra nguyên nhân
- Có rất nhiều nguyên nhân khiến bóng đèn cầu thang của bạn nhấp nháy như điện không ổn định, bóng đèn sắp hỏng, tắc te có vấn đề hoặc chấn lưu gặp trục trặc. Bạn cần tháo đèn ra và kiểm tra từng bộ phận của đèn để biết nguyên nhân gây hiện tượng trước khi tiến hành xử lý.
Bước 2: Tiến hành xử lý bóng đèn
- Khi đã xác định được nguyên nhân, chúng ta bắt tay vào xử lý.
- Trường hợp bóng đèn hay bộ phận của đèn cần thay, bạn lưu ý lựa chọn sản phẩm chính hãng để đảm bảo chất lượng sử dụng.
- Trường hợp cần sửa bóng đèn, bạn phải chắc chắn nguồn điện đã được ngắt trước khi tiến hành đấu nối sửa chữa.
Bước 3: Kiểm tra và hoàn tất
- Trước khi cấp điện, bạn cần kiểm tra lắp đặt chính xác, nối dây điện đã chắc chắn chưa và chắc chắn không hở điện tránh tình trạng chập cháy khi dòng điện đi qua.
- Sau khi đã chắc chắn, bạn cấp điện cho đèn và sử dụng bút thử điện để kiểm tra dòng điện đã ổn định và đèn còn bị nhất nháy hay không.
- Khi không còn nhấp nháy và đèn hoạt động bình thường, bạn đã hoàn tất việc sửa chữa đèn.
Xem thêm: Khắc phục đèn LED sáng yếu triệt để trong 5' |CHI TIẾT|
Trên đây là các thông tin quan trọng liên quan đến nguyên nhân đèn LED tắt rồi vẫn nhấp nháy và cách khắc phục những lỗi sai. Khách hàng có thể tham khảo và tự sửa chữa tại nhà. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về chất lượng sản phẩm vui lòng liên hệ ngay hotline: 0332 599 699 để được tư vấn trực tiếp và miễn phí.
Đánh giá của bạn :
0 Bình luận