Đơn vị uy tín hàng đầu thị trường cung cấp các sản phẩm đèn LED

Đèn LED bị nhấp nháy khó chịu. Nguyên nhân và cách khắc phục

Nội dung

    Khi sử dụng đèn LED đã không ít người gặp trường hợp đèn LED nhấp nháy, đèn LED bị chớp bất chợt. Đèn bị hỏng gây ảnh hưởng tới công việc, sinh hoạt. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì? Khi đèn bị nhấp nháy thì nên xử lý như thế nào?

    1. Tại sao bóng đèn LED nhấp nháy?

    Tại sao bóng đèn LED nhấp nháy? Có rất nhiều nguyên nhân khiến tình trạng này xảy ra gây khó chịu cho người nhìn. Một số nguyên nhân điển hình của tình trạng này: 

    1.1 Đèn sử dụng nguồn LED kém chất lượng

    • Nguồn LED là bộ phận điều khiển cho bóng đèn sáng lên. 
    • Khi nguồn LED gắn với các tụ, vi mạch hay diot không đồng nhất sẽ xảy ra hiện tượng chớp nháy.
    • Nguồn LED kém chất lượng sẽ không tạo ra lệnh đồng nhất theo nhịp cho diot.

    1.2 Nguồn LED bị hỏng

    • Khi nguồn LED bị hỏng sẽ dẫn tới hiện tượng mất sự liên kết giữa các tụ, vi mạch để làm sáng đèn.
    • Sự đồng nhất nhịp độ cung cấp điện trong chiếu sáng bị gián đoạn gây hiện tượng nhấp nháy.
    Đèn LED nhấp nháy do nhiều yếu tố tác động
    Đèn LED nhấp nháy do nhiều yếu tố tác động

    1.3 Điện áp không phù hợp với đèn

    • Điện áp là yếu tố quan trọng giúp đèn hoạt động tốt và bền bỉ. Yếu tố này làm ảnh hưởng tới độ sáng của đèn LED
    • Khi nguồn điện cung cấp không phù hợp với đèn, hiện tượng chớp nháy sẽ liên tục diễn ra.

    1.4 Dây điện bị đứt

    • Dây điện trong hệ thống đèn đóng vai trò truyền tải điện để cho đèn phát sáng.
    • Khi dây điện đèn bị đứt sẽ khiến cho đèn xảy ra hiện tượng nhấp nháy.

    1.5 Tản nhiệt kém khiến đèn bị nhấp nháy

    • Bộ phận tản nhiệt đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tuổi thọ của bóng.
    • Sử dụng bộ tản nhiệt kém chất lượng ảnh hưởng đến hoạt động của đèn, suy giảm tuổi thọ.

    1.6 Hết tuổi thọ 

    • Đèn LED đã hết tuổi thọ cũng sẽ xảy ra hiện tượng nhấp nháy liên tục.
    • Ngoài ra, khi đèn LED hết tuổi thọ cũng có thể làm cho ánh sáng đèn bị nhấp nháy rồi chuyển sang mờ dần. 
    Đèn LED đã hết tuổi thọ thường bị nháy rồi tắt
    Đèn LED đã hết tuổi thọ thường bị nháy rồi tắt

    1.7 Đèn LED bị nhấp nháy do tác động bởi môi trường xung quanh

    • Môi trường xung quanh là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới đèn LED.
    • Trường hợp lắp đặt tại môi trường ẩm thấp sẽ ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động đèn.
    • Khi hơi ẩm hoặc nước lọt vào đèn sẽ gây đoản mạch nhẹ và khiến bóng đèn chớp nháy liên tục.
    • Đèn LED bị chớp gây khó chịu cho mắt và ảnh hưởng đến khả năng quan sát tối đa, người dùng cần sớm khắc phục triệt để tình trạng trên để đảm bảo mọi hoạt động chiếu sáng diễn ra ổn định.

    1.8 Đèn LED kém chất lượng, không chính hãng

    • Sử dụng đèn LED không chính hãng, mua tại các địa chỉ không uy tín cũng là nguyên nhân gây hiện tượng nhấp nháy.
    • Ngoài ra, đèn LED kém chất lượng cũng ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng, đặc biệt là thị giác.

    Để hạn chế tối đa tình trạng đèn LED bị nhấp nháy người dùng có thể tham khảo thêm các mẫu đèn LED tốt nhất hiện nay sử dụng hiệu quả nhất và không gặp khó khăn khi sử dụng.

    2. Các trường hợp đèn LED bị nhấp nháy phổ biến

    2.1 Đèn LED bị nhấp nháy, bị chớp chớp liên tục

    • Bóng đèn xảy ra hiện tượng nhấp nháy liên tục chủ yếu là do sự tiếp xúc giữa chân bóng với máng đèn kém.
    • Sự liên kết giữa chân bóng tiếp xúc với máng đèn không tốt gây ra hiện tượng dây điện bên trong bị đứt. 
    • Có thể do sự cố bất chợt xảy ra đối với đèn LED khi đang chiếu sáng. Cần kiểm tra kỹ để đưa ra kết luận cụ thể.

    2.2 Tại sao bóng đèn tắt rồi mà vẫn nhấp nháy?

    • Khi bóng đèn tắt mà vẫn xảy ra hiện tượng nhấp nháy, khả năng cao đó chính là bị đấu sai dây trong quá trình lắp đặt.
    • Khi tiến hành lắp đặt, người lắp đã đấu nhầm dây điện nên gây ra hiện tượng nhấp nháy.

    2.3 Đèn LED nhấp nháy rồi mờ dần - Tại sao đèn led sáng mờ?

    Trường hợp ánh sáng đèn mờ dần có thể do nhiều nguyên nhân như:

    • Mạch điện sử dụng đang bị quá tải.
    • Dây điện bị hỏng, bị đứt hoặc lỏng đầu nối.
    • Vượt quá tuổi thọ sử dụng của đèn LED.
    • Xảy ra vấn đề trong mạng lưới điện. 
    Hiện tượng đèn LED nhấp nháy phổ biến
    Hiện tượng đèn LED nhấp nháy phổ biến

    >> Xem thêm: Tại sao đèn LED sáng mờ? Nguyên nhân và cách khắc phục

    2.4 Bóng đèn LED bị nhấp nháy liên tục

    • Bóng đèn bị nhấp nháy liên tục có thể do đứt dây dẫn điện hoặc chấn lưu bị hỏng. 
    • Bóng đèn gần hết tuổi thọ cũng có thể gây ra hiện tượng nhấp nháy liên tục. 
    • Việc cần làm của người dùng là xác định nguyên nhân hỏng và đưa ra hướng giải quyết chính xác nhất. 
    • Đèn nhấp nháy liên tục khi sử dụng lâu dài không chỉ gây hại cho mắt mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe. 

    2.5 Bóng đèn LED bị nhấp nháy khi tắt

    • Khi tắt rồi bóng đèn vẫn nhấp nháy nguyên nhân có thể do đấu sai dây. Hoặc dây dẫn điện có vấn đề. 
    • Cần kiểm tra lại đường đấu nối dây điện để khắc phục tình trạng nhấp nháy của đèn. 

    3. Tác hại của đèn LED bị nhấp nháy

    3.1 Ảnh hưởng tới mắt người dùng

    • Khi sử dụng đèn nhấp nháy, người dùng sẽ bị ảnh hưởng tới thị giác.
    • Gây nhức mỏi mắt, gây mất tập trung khi làm việc. 
    • Sử dụng lâu dài có thể gây suy giảm thị lực.
    Đèn bị nhấp nháy có thể ảnh hưởng đến mắt và sức khỏe người dùng
    Đèn bị nhấp nháy có thể ảnh hưởng đến mắt và sức khỏe người dùng

    3.2 Dễ cháy nổ ảnh hưởng tới sức khỏe

    • Sử dụng đèn nhấp nháy trong thời gian dài có thể gây chập cháy, thậm chí có thể gây nổ.
    • Ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người sử dụng. 

    3.3 Cháy nổ ảnh hưởng tới môi trường

    • Khi sử dụng đèn nhấp nháy, có thể gây ra hiện tượng đoản mạch gây cháy nổ.
    • Đèn cháy nổ sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới môi trường xung quanh bởi các mảnh vỡ từ đèn. 

    3.4 Chập cháy làm hỏng toàn bộ hệ thống đèn LED

    • Khi đèn nhấp nháy gây hiện tượng đoản mạch, chập điện.
    • Nghiêm trọng hơn có thể gây hỏng toàn bộ hệ thống đèn LED lắp đặt, một đèn chập cháy sẽ ảnh hưởng tới các đèn khác.

    Xem thêm: Khắc phục đèn LED sáng yếu triệt để trong 5' |CHI TIẾT|

    4. 7 cách khắc phục đèn LED bị nhấp nháy, đèn LED bị chớp

    4.1 Các biện pháp sửa bóng đèn LED bị nhấp nháy

    Kiểm tra và điều chỉnh điện áp vào

    • Sử dụng bộ ổn áp và kết nối LED vào mạch điện song song để đảm bảo điện áp cung cấp ổn định.
    • Hãy kiểm tra lại điện áp đầu vào của nguồn LED để đảm bảo sự tương thích.

    Kiểm tra chip LED

    • Chip LED là bộ phận quan trọng quyết định tới ánh sáng đèn LED. Khi đèn bị chập chờn nên kiểm tra hoạt động của chip LED xem có bị cháy hay không. 
    • Nếu chip LED bị hỏng hoặc cháy thì cần thay thế chip LED mới. 
    Cách kiểm tra hiệu quả hoạt động của chip LED
    Cách kiểm tra hiệu quả hoạt động của chip LED

    Xem thêm: 5 bộ phận cấu tạo của chip LED - Nơi bán chip LED chính hãng

    Kiểm tra hệ thống dây điện và các điểm đấu nối

    • Đèn bị nhấp nháy có thể do bị đứt, gãy một phần dây điện; hoặc bị hở điện ở các điểm đấu nối. Trước khi kiểm tra hãy ngắt nguồn điện tổng. 
    • Nếu phát hiện có điểm hở hoặc đứt gãy của dây điện hãy tiến hành đấu nối lại. 

    Kiểm tra sửa chữa/ thay thế chất lượng bộ nguồn LED

    • Trường hợp không tương thích, hãy thay thế một driver LED khác.

    Kiểm tra bộ phận tản nhiệt đèn LED

    • Bộ phận tản nhiệt cần kiểm tra khi LED có hiện tượng nhấp nháy. 
    • Đây là bộ phận duy trì chính cho sự hoạt động ổn định của đèn. 
    • Nếu bộ phận tản nhiệt đã kém, hãy thay thế kem tản nhiệt. 

    Thay thế bóng đèn LED chính hãng mới

    • Khi đèn bị nhấp nháy không phải do các nguyên nhân trên thì cần phải tiến hành thay ngay bộ đèn mới. Để tránh ảnh hưởng tới các bộ đèn xung quanh khác. 

    Sử dụng Dimmer chất lượng

    • Nếu như hệ thống đèn có sử dụng dimmer, hãy kiểm tra lại chất lượng của dimmer có phù hợp với đèn hay không.
    • Ngoài ra, cần tìm loại dimmer phù hợp với đèn LED để có thể dễ dàng sử dụng.

    Để hiểu thêm chi tiết về cách sửa đèn LED bị nhấp nháy, người dùng có thể tham khảo thêm thông tin về đèn pha LED bị nhấp nháy để khắc phục chính xác lỗi của đèn.

    4.2 Cách sửa bóng đèn LED 1m2 bị nhấp nháy - Cách sửa đèn tuýp LED bị nhấp nháy

    • Đầu tiên, bạn cần tháo bóng đèn và lắp vào máng tuýp LED mới để kiểm tra hoạt động của bóng.
    • Tiến hành kiểm tra lại nguồn điện áp cung cấp cho hệ thống có ổn định hay không.
    • Trường hợp nguồn điện áp không phù hợp với công suất đèn thì cần khắc phục ngay.
    • Kiểm tra kết nối dây điện trong bộ đèn xem có bị hở, đứt hay không.
    Kiểm tra đèn tuýp LED khi có hiện tượng nháy, chập chờn
    Kiểm tra đèn tuýp LED khi có hiện tượng nháy, chập chờn
    • Đảm bảo đầu nối đèn không bị ẩm ướt hay bụi bặm.
    • Ngoài ra, có thể kiểm tra chấn lưu cho đèn bằng cách tháo ra và lắp lại để thử.

    4.3 Cách sửa bóng đèn huỳnh quang bị nhấp nháy

    • Kiểm tra lại tắc te của đèn, trường hợp tắc te bị hỏng sẽ bị tối hoặc đen, khi đó bạn nên thay mới.
    • Kiểm tra chấn lưu của đèn bằng cách tháo ra và lắp lại để kiểm tra.
    Cách sửa đèn huỳnh quang bị chập chờn
    Cách sửa đèn huỳnh quang bị chập chờn
    • Ngoài ra, có thể mở ổ công tắc đèn để kiểm tra lại đường điện có bị chập, bị hở hay bị đứt không.

    4.4 Cách khắc phục đèn LED sáng mờ

    • Sáng mờ do dòng điện quá tải => Cách khắc phục là ngắt một thiết bị công suất lớn để giảm tải của mạch điện. Sau đó, nhờ thợ điện đến đấu nối lại mạch điện cho hệ thống đồ điện trong nhà.
    • Đèn sáng mờ do dây dẫn bị lỏng, đứt => Đấu nối lại hoặc thay dây điện mới hoàn toàn. 
    • Đèn sáng mờ do hết tuổi thọ => Thay thế đèn LED mới.
    • Đèn sáng mờ do điện lưới tổng => Chờ đợi hệ thống điện lưới ổn định. 

    Điều quan trọng nhất khi sửa đèn bị sáng mờ là phải xác định rõ nguyên nhân để có cách sửa chính xác nhất. 

    4.5 Cách sửa bóng đèn nhấp nháy không sáng

    • Trước tiên hãy tìm nguyên nhân tại sao đèn LED không sáng để điều chỉnh.
    • Sau đó, kiểm tra linh kiện như chip LED, nguồn LED. Nếu linh kiện bị hỏng cần thay linh kiện mới. 
    • Nếu nhấp nháy do dây điện bị đứt thì tiến hành đấu nối lại. 

    4.6 Cách sửa bóng đèn LED tròn bị nhấp nháy

    Sửa bóng đèn bulb tròn công suất 30w  bị nhấp nháy liên tục:

    • Bước 1: Tháo rời bộ phận chip LED ra khỏi đèn.
    • Bước 2: Cấp nguồn để kiểm tra khả năng chiếu sáng của chip LED.
    • Bước 3: Tiến hành đo xem điện áp cấp vào đèn LED là bao nhiêu V, xác định điện áp có ổn định và có đủ để duy trì cho bóng đèn LED hay không. Nếu là điện áp không ổn định và không đủ để cho đèn chiếu sáng thì ta có thả xác định lỗi ở nguồn LED.
    • Bước 4: Sử dụng máy đo để kiểm tra xem tụ, diot xung và cầu diot có hoạt động bình thường hay không. Trường hợp tất cả không có vấn đề gì ta có thể xác định lỗi ở IC. Do kiếm linh kiện để thay IC tương đối khó nên ta có thể thay cả mạch.
    • Bước 5: Thay bộ nguồn 30w mới cho đèn. Hàn đèn LED của chúng ta vào cầu ra cả diot, dương với dương, âm với âm.
    • Bước 6: Cấp nguồn để kiểm tra ngay khả năng chiếu sáng của đèn. Nếu đèn đã chiếu sáng bình thường thì lắp đèn LED và sử dụng như bình thường.
    Khắc phục bóng đèn tròn bị chớp

    Khắc phục bóng đèn tròn bị chớp

    4.6 Cách sửa đèn LED dây bị nhấp nháy

    Nguyên nhân

    • Dây đèn bị hỏng: đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến đèn nháy không sáng hoặc sáng yếu, chớp không theo mệnh lệnh.
    • Chip LED bị hỏng
    • Chất lượng nguồn kém: Driver kém chất lượng có thể khiến đèn hoạt động không ổn định.
    • Lắp ráp sai cách
    • Tác nhân bên ngoài như điều kiện thời tiết không thuận lợi, dây đèn nháy bị va đập mạnh, ngấm nước.
    Khắc phục tình trạng đèn LED dây không sáng ổn định

    Khắc phục tình trạng đèn LED dây không sáng ổn định

    Các bước sửa

    Trường hợp đèn LED dây không sáng toàn bộ

    • Bước 1: Kiểm tra nguồn LED, nếu thay nguồn mới mà đèn hoạt động ổn định thì lỗi là do nguồn và sử dụng nguồn mới chất lượng là đèn có thể hoạt động bình thường. Nếu lỗi không phải ở nguồn thì tiến hành bước tiếp theo.
    • Bước 2: Thay bộ đèn khác, nếu đèn sáng lên thì lỗi là ở đèn, thay đèn mới là có thể giải quyết được tình trạng trên.

    Trường hợp đèn LED dây không sáng theo từng đoạn

    • Bước 1: Cắt đoạn đèn không sáng đi và đấu nối dây bằng đoạn LED mới.
    Cắt đoạn đèn LED không sáng và thay bằng đoạn sáng 

    Cắt đoạn đèn LED không sáng và thay bằng đoạn sáng 

    • Bước 2: Đưa giắc nối chữ H đầu nhỏ cắm vào một đầu trên đoạn led dây đã cắt.
    • Bước 3: Đưa phần còn lại của chân chữ H cắm vào đầu của đoạn led dây mà bạn cần nối và kiểm tra xem đoạn nối đã sáng đèn chưa.
    • Bước 4: Tiếp tục nối như trên với đoạn led còn lại.
    • Bước 5: Kiểm tra lại toàn bộ đèn led dây.

    Nếu làm hết các bước trên mà đèn LED vẫn không sáng thì người dùng nên mang đến cơ sở sửa chữa để được hỗ trợ.

    5. Mẹo hạn chế tối đa đèn LED nhấp nháy/chớp nháy

    • HALED STORE là một trong những thương hiệu chuyên phân phối đèn LED uy tín, chính hãng đến từ các thương hiệu đèn LED hàng đầu hiện nay như HALEDCO, Philips, Duhal, Paragon, Điện Quang, Rạng Đông.
    • Các loại đèn LED chất lượng cao, đa dạng kiểu dáng và công suất, có độ bền cao giúp hạn chế tối đa tình trạng đèn LED bị chớp.
    • HALED STORE đã cung cấp thiết bị chiếu sáng cho hơn 20.000 dự án chiếu sáng lớn nhỏ trên cả nước. Doanh nghiệp luôn lấy sự hài lòng và chất lượng sản phẩm lên hàng đầu.
    • Mua hàng tại HALED STORE, khách hàng có thể được hỗ trợ đến 45% giá thành sản phẩm, chính sách bảo hành lên đến 2 năm.
    • Để lựa chọn được thiết bị chiếu sáng phù hợp thì giá đèn LED chiếu sáng là một điều rất quan trọng đối với quyết định mua đèn LED người dùng. Khách hàng nên có sự cân nhắc giữa giá bán với chất lượng sản phẩm để chọn được thiết bị chiếu sáng phù hợp nhất.

    Xem thêm: LED là gì? 9 thông tin MỚI về công nghệ LED 2022

    Trên đây là cách nhận biết và hướng khắc phục khi đèn LED nhấp nháy, chớp. Khi thấy đèn chập chờn cần phải nhanh chóng xử lý để không ảnh hưởng tới hệ thống điện; tránh gây ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt, làm việc của người dùng. 

    Đánh giá của bạn :

    0 Bình luận

    Đối tác tiêu biểu

    icon-ribbon Sản phẩm chính hãng
    icon-shield Dịch vụ uy tín
    icon-changing Đổi trả trong 7 ngày
    icon-delivery Giao hàng toàn quốc

    Call center