Đơn vị uy tín hàng đầu thị trường cung cấp các sản phẩm đèn LED

Thiết kế chiếu sáng đường phố, nhà xưởng, trong nhà

Nội dung

    Thiết kế chiếu sáng là một quy trình quan trọng để tạo nên một hệ thống chiếu sáng hoàn hảo, an toàn và khoa học. Ánh sáng thích hợp không chỉ là chiếu sáng mà nó còn có thể làm tăng sự thoải mái của cuộc sống. Cùng tìm hiểu chi tiết về thiết kế chiếu sáng đường phố, nhà xưởng, thiết kế chiếu sáng nhà xưởng qua bài viết dưới đây. 

    1. Thiết kế chiếu sáng là gì? 

    Thiết kế chiếu sáng là gì? 

    Thiết kế chiếu sáng là gì? 

    1.1 Khái niệm thiết kế chiếu sáng là gì? 

    • Thiết kế chiếu sáng là quá trình lên ý tưởng, thiết kế, tính toán một cách khoa học và chính xác lượng ánh sáng cần thiết để đáp ứng tiêu chuẩn chiếu sáng cho từng không gian. 

    1.2 Các loại thiết kế chiếu sáng phổ biến

    • Thiết kế chiếu sáng đường phố
    • Thiết kế chiếu sáng chiếu nhà xưởng công nghiệp
    • Thiết kế chiếu sáng trong nhà

    1.3 Các bước tính toán thiết kế chiếu sáng

    • Bước 1: Căn cứ vào mặt bằng kiến trúc công trình chọn hãng đèn và loại đèn phù hợp cho công trình.
    • Bước 2: Căn cứ vào tiêu chuẩn 7114 -1,3 -2008 và tiêu chuẩn  7114 -1,3 -2002 để chọn độ rọi và độ chói lóa tương ứng.
    • Bước 3: Chọn số lượng bộ đèn trong khu vực thiết kế. 
    • Bước 4: Bố trí đèn và xác định công suất lộ đèn. 

    1.4 Phần mềm thiết kế chiếu sáng 

    • Phần mềm DIALux
    • Phần mềm Luxicon
    • Phần mềm Visual

    2. Thiết kế chiếu sáng đường phố

    2.1 Thiết kế chiếu sáng đường phố là gì? 

    Thiết kế chiếu sáng đường phố 

    Thiết kế chiếu sáng đường phố 

    • Thiết kế chiếu sáng đường phố là một bước quan trọng để xây dựng hệ thống chiếu sáng đường phố một cách hiệu quả và an toàn.
    • Thiết kế chiếu sáng đường phố đảm bảo ánh sáng cho các phương tiện tham gia giao thông, thúc đẩy sự phát triển hạ tầng đô thị.

    2.2 Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng đường phố

    Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng đường giao thông

    • Tiêu chuẩn kỹ thuật chiếu sáng: TCVN 4400:57
    • Tiêu chuẩn quy phạm trang bị điện, hệ thống đường dây dẫn điện: 11 TCN 19:1984
    • Tiêu chuẩn đèn chiếu sáng đường phố, yêu cầu kỹ thuật: TCVN 5828:1984

    Tiêu chuẩn chiếu sáng đường nội bộ

    • Với hai bên đường sáng, yêu cầu độ chói Ltb là 0,75 và độ đều chói chung là 0,4.
    • Với hai bên đường tối, yêu cầu độ chói Ltb là 0,5 và độ đều chói chung là 0,4.

    2.3 Phạm vi sử dụng tiêu chuẩn chiếu sáng đường phố

    • Tính toán thiết kế xây dựng mới
    • Cải tạo và kiểm định hệ thống chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố, quảng trường đô thị, đường dành cho người đi bộ
    • Bên ngoài các khu trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại,... 

    2.4 Công thức tính toán chiếu sáng đường phố

    • Độ rọi = ( Công suất đèn x Quang thông x Số lượng bóng sử dụng) / Diện tích không gian chiếu sáng. Đơn vị tính của độ rọi là Lumens/ m2 viết tắt là LUX.
    • Số lượng bóng đèn cần sử dụng = ( Diện tích không gian cần chiếu sáng x Độ rọi tiêu chuẩn ) / ( Công suất đèn chiếu sáng x Quang thông ).

    2.5 Yêu cầu chất lượng ánh sáng chiếu sáng đường phố 

    • Chất lượng ánh sáng cao, đảm bảo việc giao thông trên đường phố an toàn. 
    • Đèn nên sử dụng là đèn LED có nhiệt độ màu từ 4000K - 6500K.
    • Đèn cho ánh sáng mạnh mẽ, có chỉ số chống bụi, chống nước và chống sét. 
    • Đèn được lắp đặt với hệ thống tủ điều khiển chiếu sáng hoặc hệ thống điều khiển từ xa.

    2.6 Yêu cầu về độ an toàn trong chiếu sáng đường phố 

    • Các thiết bị điện và thiết bị chiếu sáng phải có cấp cách điện cấp I và II
    • Đối với chiếu sáng đường phố, nên sử dụng các dòng đèn đạt tiêu chuẩn IP từ 65 trở lên như: IP65. IP67, IP68
    • Sử dụng thống nhất hệ thống lưới điện 3 pha có trung tính nối đất 380v/200v để cấp nguồn.
    • Lưới điện phải tuân thủ theo các quy định về an toàn lưới điện trong xây dựng TCVN 4086 : 1985, tiêu chuẩn về nối đất và nối không các thiết bị điện TCVN 4756 : 1989 và quy phạm trang thiết bị điện 11 TCN 19-84 của Bộ Điện lực.
    • Điều khiển hệ thống chiếu sáng bao gồm các hệ thống điều khiển đơn (rơ le thời gian, tế bào quang điện) và hệ thống điều khiển từ trung tâm (phát tín hiệu).

    2.7 Yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế chiếu sáng 

    Thiết kế đèn đường cao tốc 2 bên 

    Thiết kế đèn đường cao tốc 2 bên 

    • Chỉ số hạn chế chói lóa G không nhỏ hơn 4.
    • Trên các hè đường có chiều rộng lớn hơn 5m phải tổ chức chiếu sáng riêng, với độ rọi trung bình không nhỏ hơn 3Lx và độ đồng đều chung không nhỏ hơn 0,25.
    • Chiếu sáng các vùng cửa ô phải đảm bảo các thông số kỹ thuật ánh sáng chung trên mặt đường theo quy định của tiêu chuẩn và chiếu sáng vùng phụ cận, hè đường với độ rọi trung bình không nhỏ hơn 3 Lx và độ đồng đều chung không nhỏ hơn 0,25.
    • Tại các nút giao thông đồng mức, việc thiết kế lắp đặt hệ thống chiếu sáng phải đảm bảo khả năng phân biệt đặc điểm từ khoảng cách 200m - 400m, không ảnh hưởng đến người đi bộ và có vùng chuyển tiếp. 

    2.8 Chọn đèn LED phù hợp với tiêu chuẩn chiếu sáng đường phố

    Đèn đường LED

    Đèn đường LED 

    Đèn đường LED 

    • Đèn được thiết kế theo tiêu chuẩn IP65/IP66/IP67/IP68, khả năng chống bụi chống nước hoàn hảo thuận lợi khi làm việc ngoài trời. Phù hợp với tiêu chuẩn chiếu sáng đường phố về kết cấu lớp bảo vệ đèn.
    • Đèn đường LED có rất nhiều công suất khác nhau từ nhỏ 30w, 50w… đến lớn 100w, 200w… phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng và không gian chiếu sáng khác nhau. 

    Đèn pha LED

    Đèn pha LED đường phố 

    Đèn pha LED đường phố 

    • Đèn có độ chiếu rọi cao cho ánh sáng mạnh mẽ, đáp ứng được nhu cầu chiếu sáng vào ban đêm hoặc trong không gian tối. 
    • Đèn led pha phù hợp để chiếu sáng cầu đường, đường hầm…. vì đèn có công suất chiếu sáng lớn và khả năng chiếu rọi cao.

    3. Thiết kế chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp

    3.1 Khái niệm thiết kế chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp

    Thiết kế chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp 

    Thiết kế chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp 

    • Thiết kế chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp là bước đầu trong xây dựng hệ thống chiếu sáng cho nhà xưởng. 
    • Giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ, mang lại hiệu quả chiếu sáng cao, đảm bảo an toàn cho người lao động. 

    3.2 Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp 

    • Tiêu chuẩn chiếu sáng nơi làm việc: 7114:2008 Ecgônômi.
    • Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN 09:2013/BXD. 
    • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng: Thông tư 22/2016/BYT 
    • Quy chuẩn về các công trình sử dụng năng lượng hiệu quả: QCVN 09:2013/BXD
    • Tiêu chuẩn quốc gia về chiếu sáng kho lạnh: QCVN-02-09/BNNPTNT. 

    3.3 Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp

    • Bộ tiêu chuẩn quy định về các yêu cầu chiếu sáng trong nhà xưởng, đảm bảo sự thoải mái, an toàn cho thị giác và sức khỏe của người lao động trong suốt quá trình làm việc. 
    • Mỗi một nơi làm việc sẽ cần đáp ứng tiêu chuẩn chiếu sáng khác nhau. Các tiêu chuẩn áp dụng với từng thiết kế chiếu sáng riêng biệt cho từng khu vực. 

    3.4 Yêu cầu tiêu chuẩn trong chiếu sáng nhà xưởng

    STT

    Khu vực chiếu sáng

    Độ rọi (lux)

    1

    Kho

    ≥ 100

    2

    Khu vực kiểm tra, phân loại sản phẩm

    ≥ 500

    3

    Không gian chung của nhà máy

    ≥ 200

    4

    Nhà xưởng sản xuất

    ≥ 300

    5

    Khu vực phụ: nhà vệ sinh

    ≥ 200

    3.5 Phương pháp tính toán theo tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp

    Phương pháp tính toán bằng hệ số sử dụng Ksd

    • Phương pháp tính toán bằng hệ số sử dụng Ksd được sử dụng cho những nhà xưởng có diện tích chiếu sáng trên 10m2.
    • Công thức tính số lượng đèn LED: N = (E*A)/(F*UF*LLF). 
      • N: số mối đèn được lắp
      • E: hệ số phản xạ của ánh sáng rọi trên bề mặt vị trí làm việc
      • A: diện tích nhà xưởng
      • F: tổng lượng quang thông
      • UF:  hệ số đèn sử dụng trên từng mối lắp
      • LLF: hệ số ánh sáng bị thất thoát. 

    Phương pháp tính toán chiếu sáng nhà xưởng gần đúng với đèn ống

    • Công thức chung cho một phòng dùng 2 đèn ống có công suất và 60W ( 1 đèn là 30W). 
    • Hệ số độ rọi được mặc định là 100 lux, đèn có điện áp 60V/220V, quang thông là 1230 lm.

    Phương pháp tính toán chiếu sáng nhà xưởng theo từng điểm

    Chiếu sáng nhà xưởng theo từng điểm 

    Chiếu sáng nhà xưởng theo từng điểm 

    • Thường sử dụng cho nhà xưởng có những yêu cầu cao về tiêu chuẩn chiếu sáng: sản xuất lắp ráp điện tử,…
    • Đầu tiên, người tính cần chọn 1 điểm cố định được gọi là A.
    • Xét độ rọi có khoảng cách từ điểm A đến điểm sáng R.
    • Sử dụng công thức tính bình phương khoảng cách cùng tỷ lệ chiếu sáng để tính được số lượng đèn cần dùng cho nhà xưởng. 

    Phương pháp tính toán gần chính xác

    • Doanh nghiệp dựa trên bảng đã được tính toán sẵn sử dụng công suất là 100w/m2
    • Sau đó, sử dụng phương pháp tính toán thiết kế chiếu sáng gần chính xác thứ hai để thiết kế hệ thống chiếu sáng.
    • Trong quá trình thiết kế, xác định độ rọi đã phù hợp với hệ số độ rọi trong bảng sẽ không cần chỉnh sửa
    Xác định độ rọi phù hợp 

    Xác định độ rọi phù hợp 

    • Khi độ rọi của ánh sáng không phù hợp cần chỉnh sửa đến khi phù hợp.

    3.6 Chọn đèn LED phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhà xưởng

    Đèn LED chống cháy nổ

    Đèn LED chống cháy nổ

    Đèn LED chống cháy nổ

    • Đèn đạt tiêu chuẩn IP66 cùng với thiết kế giúp cho đèn LED chống cháy nổ.
    • Đèn được sử dụng trong các môi trường đặc thù như nhà máy lọc dầu hóa chất, nhà máy, mỏ khai thác khoáng sản, giàn khoan ngoài biển,…

    Đèn pha LED

    Đèn pha LED trong nhà xưởng 

    Đèn pha LED trong nhà xưởng 

    • Đèn đạt tiêu chuẩn IP40 cho ánh sáng xa, có nhiều công suất khác nhau đảm bảo có thể chiếu sáng cho nhiều không gian nhà xưởng khác nhau có yêu cầu ánh sáng lớn.

    Đèn tuýp LED

    Đèn tuýp LED sử dụng trong trong nhà xưởng 

    Đèn tuýp LED sử dụng trong trong nhà xưởng 

    • Đèn có nguồn LED chất lượng do đó sau khi bật đèn sáng lên nhanh và đèn không nhấp nháy trong quá trình sử dụng.
    • Chiều dài của đèn chiếu sáng nhà máy sản xuất có thể là 0.6m; 1,2m. 

    Đèn LED bulb

    Đèn LED bulb nhà xưởng 

    Đèn LED bulb nhà xưởng 

    • Đèn LED bulb có chất lượng ánh sáng tốt an toàn cho mắt có chỉ số hoàn màu 85Ra. 
    • Đèn không chứa thủy ngân, chì và phù hợp sử dụng lắp đặt cho nhà xưởng, nhà kho, phòng khách, phòng bếp,…

    4. Thiết kế chiếu sáng trong nhà 

    Thiết kế chiếu sáng trong nhà 

    Thiết kế chiếu sáng trong nhà 

    4.1 Khái niệm thiết kế chiếu sáng trong nhà

    • Thiết kế chiếu sáng trong nhà kết hợp với ánh sáng tự nhiên hài hòa sẽ làm tôn lên vẻ đẹp nội thất của ngôi nhà và tạo cảm giác thư giãn, đầm ấm, dễ chịu.
    • Ngoài đảm bảo tính thẩm mỹ cho toàn bộ không gian, thiết kế chiếu sáng giúp tiết kiệm chi phí tiền điện hàng tháng.

    >> Tham khảo ngay: Thiết kế ánh sáng 

    4.2 Tiêu chuẩn thiết kế ánh sáng trong nhà

    • Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 09:2013/BXD
    • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7114-1:2012
    • Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 05:2008/BXD
    • Quyết định của Bộ Y tế QĐ/BYT 3733/2002.

    4.3 Yêu cầu tiêu chuẩn trong thiết kế chiếu sáng trong nhà

    Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà ở

    STT

    Chức năng sử dụng

    Độ rọi (Lux)

    1

    Phòng khách

    ≥300

    2

    Phòng ngủ

    ≥100

    3

    Phòng bếp, phòng ăn

    ≥500

    4

    Hành lang, cầu thang, ban công

    ≥100

    5

    Tầng hầm (khu vực đỗ xe)

    ≥75

    >> Tham khảo ngay: Đón đầu xu hướng thiết kế đèn phòng khách 2022

    Tiêu chuẩn chiếu sáng văn phòng

    STT

    Phòng chức năng văn phòng

    Độ rọi (Lux)

    1

    Phòng làm việc

    300

    2

    Phòng họp, tiếp khách

    300

    3

    Tiền sảnh

    200

    4

    Hành lang

    100

    5

    Công trình phụ

    200

    6

    Tầng hầm, để xe

    75

    Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà thi đấu

    STT

    Mục đích sử dụng

    Bóng chuyền Etb (lux)

    Bóng rổ Etb

    Cầu lông Etb

    HS đồng đều, độ rọi ngang

    1

    Thi đấu chính thức

    300

    300

    400

    0.6

    2

    Thi đấu thông thường

    200

    200

    300

    0.5

    3

    Luyện tập

    100

    100

    200

    0.44

    Tiêu chuẩn chiếu sáng bệnh viện 

    STT

    Không gian chức năng

    Độ rọi

    1

    Phòng khám chung

    500

    2

    Phòng siêu âm

    300

    3

    Phòng đợi

    200

    4

    Phòng bác sĩ

    300

    5

    Phòng bệnh nhân

    100

    6

    Phòng mổ

    700/300

    7

    Hành lang (đi lại nhiều)

    100÷150

    8

    Công trình phụ

    200

    4.4 Những lưu ý khi thiết kế chiếu sáng trong nhà 

    • Tính toán số lượng đèn hợp lý và lựa chọn lượng đèn chiếu sáng chức năng phù hợp. 
    • Sử dụng đèn chiếu sáng đúng mục đích, ưu tiên các thiết kế có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên và có thể điều chỉnh giảm thiểu ánh sáng. 
    • Ưu tiên thiết kế đèn điện chiếu sáng trong nhà phục vụ cho một công việc cụ thể thay vì chiếu sáng tổng thể.
    • Tối ưu lựa chọn các thiết bị chiếu sáng căn hộ, nhà ở có tính năng tiết kiệm năng lượng và có thể điều khiển tự động, cảm ứng bật tắt.

    4.5 Chọn đèn LED phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng trong nhà 

    Đèn LED âm trần

    Đèn LED âm trần 

    Đèn LED âm trần 

    • Đèn LED âm trần là sản phẩm chiếu sáng kết hợp giữa phong cách cổ điển và hiện đại. 
    • Đèn LED âm trần có nhiều kiểu dáng khác nhau tùy thuộc vào mục đích chiếu sáng: đèn LED âm trần siêu mỏng, đèn âm trần vuông… 

    >> Tham khảo ngay: Thiết kế đèn LED 

    Đèn LED ốp trần

    Đèn LED ốp trần 

    Đèn LED ốp trần 

    • Đèn LED ốp trần phù hợp sử dụng cho những không gian có loại trần thấp, giúp không gian chiếu sáng rộng rãi hơn. 
    • Đèn LED ốp trần có 2 kiểu dáng cơ bản là tròn và vuông, màu sắc đa dạng. 

    Đèn tuýp LED

    Đèn tuýp LED chiếu sáng phòng khách 

    Đèn tuýp LED chiếu sáng phòng khách 

    • Đèn tuýp LED là sản phẩm chiếu sáng kế thừa và phát triển của bóng đèn huỳnh quang. Tuy nhiên đèn tuýp LED chiếu sáng an toàn, không chứa thủy ngân, không nhấp nháy.
    • Các loại đèn tuýp LED phổ biến là: đèn tuýp LED kính trong, đèn tuýp LED kính mờ. 

    Đèn LED panel

    Đèn LED panel chiếu sáng văn phòng 

    Đèn LED panel chiếu sáng văn phòng 

    • Đèn LED panel là sản phẩm chiếu sáng trong nhà thiết kế theo dạng hình tấm siêu mỏng. Đèn là sản phẩm lắp chìm trong trần nhà hoặc lắp nổi trên trần nhà.
    • Đèn panel thường được thiết kế hình vuông và hình chữ nhật thông dụng, dễ dàng lắp đặt. 

    Đèn LED bulb 

    Một số ứng dụng của đèn LED bulb 

    Một số ứng dụng của đèn LED bulb 

    • Đèn LED bulb áp dụng công nghệ LED tiên tiến. Sử dụng chất bán dẫn để đèn phát sáng khi có dòng điện chạy qua.
    • Công suất phổ biến của đèn LED bulb là: 3w, 5w, 7w… 

    Đèn LED ray rọi 

    Đèn LED ray rọi trong phòng khách 

    Đèn LED ray rọi trong phòng khách 

    • Đèn LED ray rọi để tạo điểm nhấn cho không gian chiếu sáng của bạn sẽ trở nên tuyệt vời. 
    • Ngày nay đèn LED rọi ray được sử dụng cho việc chiếu sáng và trang trí các cửa hàng, phòng khách, showroom…

    Đèn LED dây trang trí 

    Đèn LED dây trang trí phòng ngủ 

    Đèn LED dây trang trí phòng ngủ 

    • Đèn LED dây trang trí thường được sử dụng tạo điểm nhấn và nổi bật không gian trong căn nhà của bạn. 
    • Đèn thường có dạng dây dán hoặc bọc silicon chống thấm nước. 

    Thiết kế chiếu sáng đã trở thành một phần quan trọng nhất trong cuộc sống của con người. Ánh sáng giúp đẩy nhanh sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Để biết thêm thông tin chi tiết về thiết kế chiếu sáng sử dụng đèn LED vui lòng liên hệ với HALED STORE qua Hotline 033 259 9699. 

     

    Đánh giá của bạn :

    0 Bình luận

    Đối tác tiêu biểu

    icon-ribbon Sản phẩm chính hãng
    icon-shield Dịch vụ uy tín
    icon-changing Đổi trả trong 7 ngày
    icon-delivery Giao hàng toàn quốc

    Call center