Đơn vị uy tín hàng đầu thị trường cung cấp các sản phẩm đèn LED

Thiết kế ánh sáng theo chuyên gia tư vấn A to Z 

Nội dung

    Thiết kế ánh sáng không chỉ cung cấp đầy đủ ánh sáng cho không gian sống, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt mà còn làm nổi bật nội thất cũng như tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn. Cùng HALED STORE tìm hiểu thiết kế ánh sáng trong nhà và ngoài trời để phát huy tối đa tính hiệu quả của ánh sáng trong từng không gian. 

    1. Thiết kế ánh sáng là gì? 

    1.1 Khái niệm thiết kế ánh sáng

    Thiết kế ánh sáng trong nhà 

    Thiết kế ánh sáng trong nhà 

    • Thiết kế ánh sáng là việc bố trí các điểm ánh sáng, các luồng sáng, màu sắc phù hợp đúng vào vị trí cần thiết và có lý do. 
    • Ánh sáng thực chất cũng là một loại vật liệu mềm. Nó tương tác với các vật liệu khác ra các kết quả khác nhau. 
    • Tùy vào sự điều chỉnh của người thiết kế mà ra các hiệu ứng khác nhau: hiệu ứng hình ảnh, hội hoạ, biến đổi hình ảnh sự vật thông qua các phương hướng chiếu của luồng sáng.

    1.2 Phân loại thiết kế chiếu sáng 

    Thiết kế chiếu sáng chung

    Đèn chiếu sáng cho toàn bộ không gian 

    Đèn chiếu sáng cho toàn bộ không gian 

    • Đây là kiểu ánh sáng cơ bản nhất cho bất kỳ không gian nào. 
    • Đèn chiếu sáng sẽ phải cung cấp ánh sáng tổng thể cho không gian, đủ để mọi người có thể hoạt động, di chuyển thoải mái và thuận lợi. 
    • Ngoài ra ánh sáng tổng thể còn định hình tông màu ánh sáng chủ đạo cho không gian.

    Thiết kế chiếu sáng nhiệm vụ

    • Đây là kiểu ánh sáng cục bộ được cung cấp bởi nhiều nguồn khác nhau. 
    • Kiểu ánh sáng này sẽ cung cấp ánh sáng cục bộ cho không gian làm việc theo yêu cầu. 
    • Ánh sáng nhiệm vụ cực kỳ cần thiết cho các hoạt động như đọc sách, nấu ăn, học tập hoặc làm việc. 
    Đèn chiếu sáng bàn làm việc 

    Đèn chiếu sáng bàn làm việc 

    Thiết kế chiếu sáng điểm 

    • Đây là kiểu ánh sáng tạo ra các điểm nhấn dựa trên ánh sáng xung quanh, tạo điểm nhấn được tạo ra bằng ánh sáng. 
    • Kiểu chiếu sáng này được dùng để thu hút sự chú ý của mọi người đến các bức tranh, tượng điêu khắc hoặc một chi tiết thiết kế nội thất đặc sắc nào đó trong không gian.
    Đèn rọi tranh trang trí 

    Đèn rọi tranh trang trí 

    2. Thiết kế ánh sáng trong nhà 

    2.1 Nguyên tắc thiết kế chiếu sáng trong nhà 

    Lựa chọn chủng loại đèn phù hợp 

    • Đèn sợi đốt thông thường hay đèn halogen có màu ấm nhưng tỏa nhiệt lớn, tuổi thọ thấp nên thường sử dụng ở những vị trí công năng đặc biệt.
    • Đèn huỳnh quang có ánh sáng mát, ít tỏa nhiệt, tuổi thọ cao nên thường được sử dụng trong thiết kế chiếu sáng văn phòng, nhà xưởng.
    • Đèn LED phong phú, tiết kiệm năng lượng, đa dạng màu sắc, tuổi thọ bền nên được ứng dụng trong chiếu sáng dân dụng, chiếu sáng thương mại. Xem ngay tại Giá đèn LED chiếu sáng để nhận ưu đãi lên đến 45%. 
    Đèn LED chiếu sáng phòng khách hiện đại 

    Đèn LED chiếu sáng phòng khách hiện đại 

    Lựa chọn đèn phù hợp với từng không gian 

    • Khu vực lối ra vào cần có lượng ánh sáng vừa đủ để mọi người có thể di chuyển một cách nhanh chóng và dễ dàng. Bạn nên đặt một vài chiếc đèn treo tường dọc khu vực lối đi hoặc sử dụng một chiếc đèn chùm nhỏ phù hợp với không gian. 
    • Khu vực phòng khách, bạn có thể sử dụng đèn chùm trang trí vừa đảm bảo được lượng ánh sáng đủ cho không gian vừa tạo điểm nhấn vô cùng ấn tượng. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng kèm theo đèn bàn, đèn neon hay đèn cây… để tạo được điểm nhấn hơn.
    • Khu vực phòng bếp, bạn có thể sử dụng đèn mâm trang trí hoặc là đèn thả trần vừa có thể đảm bảo được độ sáng vừa mang lại sự tiện lợi trong quá trình sử dụng. 
    • Khu vực phòng ngủ cần ánh sáng yếu và ấm áp. Bạn nên sử dụng những loại đèn bàn có ánh sáng dịu, bạn cũng có thể sử dụng thêm đèn cây cũng như đèn ngủ.
    • Khu vực phòng tắm, bạn có thể sử dụng nguồn sáng là những chiếc đèn phía trên gương hoặc sử dụng đèn treo ở phía trên như đèn chùm để căn phòng trở nên lung linh hơn. 

    Đảm bảo thiết kế tiêu chuẩn chiếu sáng trong nhà 

    Tiêu chuẩn ánh sáng tính theo Lux là đơn vị đo độ rọi trong đo lượng quốc tế và được sử dụng trong trắc quang học để đánh giá cường độ ánh sáng cảm nhận được. Một số tiêu chuẩn chiếu sáng trong nhà được thể hiện dưới đây: 

    • Tiêu chuẩn ánh sáng phòng khách: 400 lux
    • Tiêu chuẩn ánh sáng trường quay truyền hình: 1000 lux
    • Tiêu chuẩn ánh sáng phòng ngủ: 100 lux 
    • Tiêu chuẩn ánh sáng phòng bếp: 600 lux
    • Tiêu chuẩn chiếu sáng cho phòng tắm: 400 lux 
    • Tiêu chuẩn chiếu sáng phòng làm việc, trong phòng học: 700 lux. 

    2.2 Thiết kế ánh sáng theo không gian chức năng 

    Thiết kế chiếu sáng phòng khách

    • Ưu tiên lấy ánh sáng từ mái nhà: bạn nên thiết kế cửa sổ cho tầng áp mái, tầng lửng để có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên. Áp dụng đối với nhà cấp 4, nhà mái bằng, lấy ánh sáng nhà ống 1 tầng.
    Ưu tiên tận dụng ánh sáng tự nhiên 

    Ưu tiên tận dụng ánh sáng tự nhiên 

    • Bố trí ánh sáng bằng đèn chiếu sáng: nên chọn đèn phù hợp với màu tường. Trường hợp phòng khách nhỏ hẹp, bạn nên sử dụng các loại đèn âm trần, ốp trần… để không gian rộng hơn. 
    • Tạo sự thân mật với đèn treo thấp: Đèn chùm treo thấp tại khu vực tiếp khách sẽ giúp tạo cảm giác thân mật ấm cúng bằng cách hạ thấp mặt phẳng thị giác. Đèn được treo cao ngang đầu hoặc cao hơn một chút để tránh rủi ro khi sử dụng. 
    Đèn treo tạo cảm giác thân mật và ấm cúng 

    Đèn treo tạo cảm giác thân mật và ấm cúng 

    • Tạo không gian nổi bật bằng tác phẩm nghệ thuật: bạn nên sử dụng đèn spotlight hoặc đèn treo để làm nổi bật các tác phẩm nghệ thuật.
    • Sử dụng bộ điều chỉnh cường độ sáng: giúp bạn tạo ra nhiều cảnh khác nhau trong cùng một căn phòng, tạo bầu không khí sôi động hoặc thư giãn tùy vào nhu cầu sử dụng.
    • Ánh sáng giúp hoàn thiện căn phòng: đèn cây giúp bạn hoàn thiện căn phòng giống như cách mà đồ trang sức giúp hoàn thiện bộ trang phục.
    Đèn cây trang trí phòng khách 

    Đèn cây trang trí phòng khách 

    • Hệ thống chiếu sáng thông minh: cho phép bạn bật, tắt và điều chỉnh cường độ sáng từ xa mà không cần sử dụng đến các công tắc. 

    >> Tham khảo ngay: Thiết kế đèn phòng khách

    Thiết kế ánh sáng phòng ngủ 

    • Chọn ánh sáng phòng ngủ nên đảm bảo tiêu chuẩn và có thể điều chỉnh được cường độ ánh sáng, có không gian sinh hoạt riêng tư ngay cả khi thức và nghỉ ngơi.
    • Nên sử dụng các màu ánh sáng dễ chịu, tạo sự ấm cúng và thoải mái. 
    Ánh sáng vàng cho phòng ngủ ấm cúng hơn 

    Ánh sáng vàng cho phòng ngủ ấm cúng hơn 

    • Nếu phòng ngủ kèm phòng học, bạn nên chú ý lắp đặt các loại đèn chức năng. Có tính năng xoay và điều chỉnh được các mức ánh sáng. 
    • Bố trí ánh sáng theo chủ đề để tạo phong cách cho căn phòng. 
    • Với phòng ngủ có trẻ sơ sinh nên tránh nhiều ánh sáng quá mức hoặc chiếu ánh sáng vào khu vực giường ngủ. 

    >> Tham khảo ngay: 10 nguyên tắc thiết kế đèn phòng ngủ xu hướng 2022 

    Thiết kế ánh sáng phòng bếp, phòng ăn 

    • Bố trí ánh sáng phòng bếp ở dưới chân tủ bếp giúp bạn thuận tiện cho việc nấu nướng. Đồng thời, tạo điểm nhấn cho không gian bếp. 
    • Không gian phòng ăn cần được đảo bảo tiêu chuẩn ánh sáng vừa phải và lắp đặt đèn có thể điều chỉnh hắt lên xuống khi cần.
    • Sử dụng đèn chùm hoặc đèn thả trần cho khu vực bàn ăn để có hiệu quả chiếu sáng tốt nhất cũng như tạo điểm nhấn cho căn phòng. 
    Đèn thả chiếu sáng bàn ăn tạo điểm nhấn 

    Đèn thả chiếu sáng bàn ăn tạo điểm nhấn 

    Thiết kế chiếu sáng hành lang, cầu thang 

    • Thiết kế chiếu sáng hành lang, cầu thang, khu vực tiền sảnh hay nhà để xe nên lưu ý sử dụng các loại ánh sáng gián tiếp là tốt nhất. 
    • Với các lối đi hành lang, có thể sử dụng đèn âm tường, đèn vách để tạo cảm giác ấm cúng, xóa bỏ sự heo hút.
    • Thiết kế ánh sáng cầu thang thì nên dùng đèn áp trần để chiếu thẳng hoặc có thể dụng đèn vách, đèn LED dây để tăng độ uốn lượn, xinh đẹp cho cầu thang.
    Thiết kế ánh sáng cầu thang theo từng bậc 

    Thiết kế ánh sáng cầu thang theo từng bậc 

    Thiết kế chiếu sáng cho phòng học, phòng làm việc 

    • Thiết kế chiếu sáng phòng học, phòng làm việc ngoài tận dụng ánh sáng từ các cửa sổ để lấy sáng tự nhiên, bạn có thể sử dụng các loại ánh sáng đèn. 
    Dùng ánh sáng tự nhiên kết hợp với ánh sáng đèn 

    Dùng ánh sáng tự nhiên kết hợp với ánh sáng đèn 

    • Lưu ý lắp đặt ánh sáng chiếu từ phía bên cạnh, cách chỗ ngồi làm việc khoảng 60 cm. Nên có luồng ánh sáng thuận tay viết tránh tạo nên các bóng khiến gây khó khăn cho việc học. 
    • Đảm bảo tiêu chuẩn ánh sáng phòng học, phòng làm việc để bảo vệ đôi mắt và giúp tăng hiệu quả, sáng tạo hơn khi sử dụng không gian này.

    Thiết kế ánh sáng nhà vệ sinh 

    Thiết kế ánh sáng cho nhà vệ sinh 

    Thiết kế ánh sáng cho nhà vệ sinh 

    • Nên chọn kiểu đèn phù hợp và bố trí cả 2 bên không cao quá so với phần gương soi và tránh bố trí đèn rọi từ đầu xuống gương. Công suất đèn chiếu sáng nhà vệ sinh ít nhất là 150w.
    • Lưu ý đặt đèn ở vị trí ngang tầm mắt khi bạn ngồi vào bàn trang điểm hoặc cao hơn sàn nhà từ 1,5m đến hơn 1,6m, dao động tùy theo vị trí cũng như kích cỡ của gương soi. 
    • Nếu có bồn tắm nhỏ, có vách ngăn kính thì nên sử dụng chung đèn với khu vực vệ sinh và lắp đặt cố định trên trần nhà. 

    >> Tham khảo ngay: Thiết kế đèn LED

    2.3 Lưu ý khi thiết kế chiếu sáng trong nhà 

    • Không dùng quá nhiều đèn âm trần: Đèn âm trần chỉ hắt ánh sáng lên trên hoặc xuống dưới nên ánh sáng tỏa đều cho không gian khá ít, khiến cho không gian đôi lúc không nhận được nguồn ánh sáng cần thiết mà lãng phí nhiều điện năng không cần thiết.
    • Không bố trí đèn nhà vệ sinh chiếu xuống gương soi: điều này tạo ra ánh sáng quá bóng giảm khả năng quan sát, tính chân thực của hình ảnh.
    • Không lựa chọn đèn chiếu sai tính năng: đèn sợi đốt hay bóng halogen không có tính năng chỉnh sáng tối sẽ tốn năng lượng, tăng nhiệt lượng phòng. 

    3. Thiết kế ánh sáng ngoài trời 

    3.1 Nguyên tắc thiết kế chiếu sáng ngoài trời 

    • Chiếu sáng bên ngoài ngôi nhà và cảnh quan xung quanh phải đảm bảo tính thẩm mỹ. 
    • Chiếu sáng cổng nhà, hiên nhà và đường vào nhà giúp đảm bảo an ninh phía ngoài và để mọi người di chuyển một cách an toàn. 
    • Chiếu sáng ngoài trời cần đèn có hiệu suất phát sáng cao như đèn pha LED. Chú ý đến chiều cao lắp đặt để giảm thiểu tối đa độ chói và tăng khả năng hiển thị rõ nét.

    3.2 Thiết kế chiếu sáng sân vườn theo không gian 

    Thiết kế ánh sáng sân nhà

    • Sử dụng đèn rọi trực tiếp vào các vật trang trí như lọ lục bình, bình sứ có kích thước lớn để tăng thêm vẻ đẹp cho sân vườn. 
    • Sử dụng các loại đèn cắm cỏ, đèn âm đất để làm nổi bật cây cảnh trong sân vườn nhà bạn.
    Sân vườn sinh động nhờ các loại đèn LED 

    Sân vườn sinh động nhờ các loại đèn LED 

    • Với các thân cây lớn, bạn có thể sử dụng đèn LED dây quấn thân cây để khu vực trang trí trở nên sinh động hơn. 

    Thiết kế ánh sáng lối ra vào

    • Lắp đặt hệ thống ánh sáng dọc theo lối đi giúp mọi người dễ dàng, thuận tiện và an toàn trong quá trình di chuyển khi trời tối.
    • Bạn có thể kết hợp đèn LED chìm bên dưới các bậc thềm giúp không gian trở nên bừng sáng và thơ mộng hơn. 
    Đèn LED giúp không gian thơ mộng 

    Đèn LED giúp không gian thơ mộng 

    Thiết kế ánh sáng bậc thềm, lan can

    • Khoảng không gian ngoài trời có bậc thềm, bạn nên sử dụng loại đèn LED ẩn dưới bậc vừa giúp mọi người an toàn khi di chuyển, vừa tạo điểm nhấn đặc biệt cho không gian. 
    Trang trí bậc thềm bằng đèn LED dây 

    Trang trí bậc thềm bằng đèn LED dây 

    • Sử dụng đèn hắt cho lan can thêm rực sáng và ấn tượng hơn. 

    Thiết kế ánh sáng cầu thang ngoài trời

    • bạn có thể lắp đặt các trụ đèn hắt tại các khúc gấp của cầu thang giúp khu vực di chuyển trở nên an toàn hơn. 

    3.3 Lưu ý 

    • Những loại đèn thường được sử dụng trong chiếu sáng sân vườn là đèn cắm cỏ, đèn led âm đất, đèn sân vườn. Tùy theo ko gian và cường độ tiêu chuẩn ánh sáng để lựa chọn loại đèn phù hợp. 
    • Việc lựa tìm nguồn điện cũng rất quan trọng. Vừa cần phải đảm bảo tương thích với từng thiết bị, tiết kiệm điện năng và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. 

    Trên đây là cách thiết kế ánh sáng trong nhà và ngoài trời chi tiết và hiệu quả nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết về sử dụng đèn LED trong thiết kế ánh sáng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 033 259 9699.

    Đánh giá của bạn :

    0 Bình luận

    Đối tác tiêu biểu

    icon-ribbon Sản phẩm chính hãng
    icon-shield Dịch vụ uy tín
    icon-changing Đổi trả trong 7 ngày
    icon-delivery Giao hàng toàn quốc

    Call center