9 tác hại của bóng đèn LED cảnh báo khi dùng sai cách
Nội dung
Đèn LED là thiết bị chiếu sáng đã và đang thay thế cho các dòng đèn truyền thống. Bởi loại đèn cũ gây tác hại xấu đối với sức khỏe con người và môi trường. Vậy có hay không tác hại của bóng đèn LED? Cùng công ty đèn LED tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Tác hại của bóng đèn LED đến mắt
1.1 Đèn LED có hại mắt không?
Bóng đèn LED không gây hại cho mắt bởi:
- Đèn LED ra đời sau bóng đèn sợi đốt, bóng huỳnh quang và bóng đèn compact do đó chúng được cải thiện về hiệu quả chiếu sáng và chất lượng an toàn hơn hẳn so với các bóng đèn trước đây.
- Ánh sáng đèn không nhấp nháy, không chập chờn, không gây cảm giác khó chịu cho người nhìn
- Ngoài ra, chỉ số hoàn màu của đèn ở mức khá cao từ 75Ra - 85Ra - mức chỉ số giúp người dùng quan sát mọi vật rõ ràng nhất mà không gây chói mắt.
- Màu sắc ánh sáng tự nhiên, hài hòa và dễ chịu, không gây cảm giác buồn ngủ hay mỏi mắt khi làm việc dưới ánh đèn trong thời gian dài.
1.2 Nguyên nhân thật sự khiến đèn LED gây hại cho mắt
Ánh sáng đèn LED thực sự sẽ gây hại cho mắt nếu có các nguyên nhân dưới đây:
- Do tiếp xúc quá lâu với các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính trong bóng tối.
- Do thói quen sử dụng điện thoại quá nhiều.
- Sử dụng đèn LED kém chất lượng
- Nguồn điện cung cấp đèn LED không ổn định.
- Lựa chọn đèn có cường độ chiếu sáng không phù hợp.
- Nhìn trực tiếp vào bóng đèn LED trong một thời gian dài
1.3 Tác hại của bóng đèn LED đến mắt khi dùng sai cách
- Suy giảm thị lực do võng mạc bị đẩy nhanh tốc độ lão hóa.
- Gây mỏi mắt, thậm chí có thể đau đầu.
- Hoa mắt, chảy nước mắt.
- Gây suy giảm thị lực nghiêm trọng

1.4 Cách nhận biết đèn LED có hại mắt không?
- Dựa vào chỉ số quang thông: Quang thông là thông lượng ứng với độ sáng mà mắt người cảm nhận được. Nếu quang thông lớn sẽ gây ức chế mắt, quang thông nhỏ mắt sẽ phải điều tiết với cường độ cao.
- Độ chói của đèn: Độ chói sẽ phản ánh cường độ chiếu sáng của đèn. Một số loại đèn LED có cường độ chiếu sáng mạnh có thể gây khó chịu cho mắt. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra khi chúng ta nhìn trực tiếp vào đèn quá lâu.
- Kiểm tra chỉ số hoàn màu: Chỉ số hoàn màu phản ánh màu sắc mà mắt người nhìn sẽ thấy mọi vật trong không gian. Mức chỉ số tốt nhất là từ 80Ra - 85Ra. Nếu cao hơn sẽ làm mắt bị chói hoặc thấp hơn sẽ làm giảm khả năng quan sát của mắt.
- Dựa vào hiệu suất chiếu sáng của đèn. Hiệu suất chiếu sáng càng cao cho cường độ chiếu sáng càng mạnh
- Kiểm tra độ nháy tần của đèn: Loại đèn nào có độ nháy càng cao sẽ càng có hại cho mắt người nhìn. Đặc biệt đèn sợi đốt hoặc đèn huỳnh quang thương sẽ có hiện tượng nhấp nháy này.
1.5 Loại đèn nào không gây hại cho mắt vì sao?
Đèn LED bulb
- Đèn LED bulb cho góc chiếu 180 độ, ánh sáng tỏa đều khắp không gian
- Màu sắc ánh sáng cơ bản trắng/trắng ấm với chỉ số hoàn màu đạt 85Ra
Đèn tuýp LED
- Đèn tuýp LED ưu việt hơn đèn huỳnh quang bởi đèn không sử dụng chấn lưu, tác te, không mất thời gian khởi động
- Đặc biệt ánh sáng không có hiện tượng nhấp nháy
- Chiếu sáng lâu dài không bị đen ở 2 đầu.
Đèn LED âm trần
- Đèn LED âm trần cho ánh sáng dịu nhẹ, hài hòa
- Nguồn sáng không chứa các chất hóa học, không chứa tia UV không hại cho mắt và da.
Đèn LED ốp trần
- Nguyên lý truyền sáng gián tiếp qua tấm dấn sáng và mặt mica giúp ánh sáng được dịu nhẹ, không gây chói cho mắt người nhìn.
Đèn LED panel
- Bóng đèn LED panel cũng giống với đèn LED ốp trần hoạt động theo nguyên lý truyền sáng gián tiếp
- Màu sắc ánh sáng chân thực, sắc nét và gần với ánh sáng tự nhiên.
1.6 Bóng đèn bao nhiêu W tốt cho mắt?
- Đối với mục đích sử dụng làm đèn học: Học sinh nhỏ tuổi hoặc người cận thị thì nên sử dụng đèn LED có công suất từ 3w - 5w để tránh gây hại cho mắt. Còn những người khác có thể sử dụng đèn LED 7w - 10w. Việc lựa chọn công suất đèn còn dựa vào diện tích của mỗi phòng.
- Đối với mục đích chiếu sáng phòng khách: Sử dụng đèn LED công suất từ 9w - 24w tùy diện tích phòng.
- Đối với mục đích chiếu sáng phòng ngủ: Sử dụng đèn LED có công suất < 10w.
- Đối với mục đích chiếu sáng phòng tắm: Sử dụng đèn có công suất 5w - 15w.
- Đối với mục đích chiếu sáng đường: Sử dụng đèn LED từ 20w - 300w (tùy loại đường).
- Đối với mục đích chiếu sáng nhà máy sản xuất: Sử dụng đèn có công suất 50w - 300w (tùy loại hình sản xuất).
- Đối với mục đích trang trí ngoài trời: Sử dụng đèn LED có công suất từ 1w đến < 48w.
2. Ánh sáng đèn LED có hại cho da không?
2.1 Nguyên nhân gây ra tác hại đèn LED
- Do tiếp xúc với đèn LED quá lâu.
- Tiếp xúc với các màn hình LED của điện thoại, máy tính trong phòng tối.
- Ánh sáng đèn không ổn định, sử dụng đèn kém chất lượng.
2.2 Biểu hiện của tác hại của bóng đèn LED với da
- Thúc đẩy quá trình lão hóa do cơ thể không được nghỉ ngơi.
- Da sạm màu hơn và nhanh lão hóa.
- Nặng hơn có thể hỏng tế bào da và gây ung thư da.

Xem thêm: LED là gì?
2.3 Ánh sáng đèn có làm đen da?
Nhiều người khi dùng đèn LED thường thắc mắc, ánh sáng có làm đen da hay không? Để giải đáp thắc mắc này hãy cùng điểm qua một vài nguyên nhân dẫn tới da chúng ta bị đen sạm.
- Ánh nắng mặt trời.
- Ánh nắng chiếu qua xe, cửa sổ bằng kính trong suốt.
- Thiếu ngủ làm da sạm đen.
- Ánh sáng từ màn hình máy tính cũng là một trong những tác nhân làm đen da.
- Sử dụng đèn truyền thống có chứa tia UV làm đen da.
Như vậy, có thể thấy có rất nhiều loại ánh sáng làm đen da. Tuy nhiên, đèn LED không phải là một trong những tác nhân làm đen da. Bởi ánh sáng đèn LED không hề sinh ra tia UV. Với công nghệ LED hiện đại ngày nay, ánh sáng đèn LED là giải pháp tối ưu để sử dụng ánh sáng mà không bị sạm da hay đau đầu.
3. Tác hại của bóng đèn LED với não người
3.1 Nguyên nhân tác hại của ánh đèn điện
- Tiếp xúc với ánh sáng xanh của đèn LED.
- Sử dụng đèn LED không chính hãng, kém chất lượng.
- Dùng sai cách và lạm dụng đèn LED trên các thiết bị điện tử.
3.2 Biểu hiện của tác hại
- Ức chế sự tổng hợp Hormone Melatonin có vai trò thúc đẩy giấc ngủ của con người.
- Tạo những tác hại tiêu cực lên não bộ khi tiếp xúc trực tiếp với đèn LED ánh sáng xanh.
- Gây khó ngủ và thay đổi đồng hồ sinh học.

4. Tác hại của bóng đèn LED với phổi
4.1 Nguyên nhân gây ra tác hại đèn LED
- Sử dụng đèn LED không chính hãng, không rõ nguồn gốc.
- Không có sự bảo trì, bảo dưỡng đèn thường xuyên.
4.2 Biểu hiện của tác hại
- Gây ảnh hưởng đến hô hấp và phổi do có chứa những kim loại nặng.
- Đa phần các loại đèn LED sẽ không gây ảnh hưởng tới hô hấp và phổi trừ những loại đèn là hàng giả, hàng nhái.
5. Tác hại của đèn ánh sáng xanh
5.1 Gây mỏi mắt
- Ánh sáng xanh của thiết bị kỹ thuật, màn hình máy tính nếu dùng thường xuyên sẽ gây mỏi mắt. Các triệu chứng phổ biến như nhức mắt, nhìn lòa, khó tập trung trong công việc.
5.2 Khô mắt
- Tiếp xúc ánh sáng xanh thường xuyên sẽ dẫn đến giảm tần số chớp mắt. Dùng liên tục sẽ gây ra khô mắt, ngứa mắt.
5.3 Kích thích giác mạc
- Ánh sáng xanh làm ảnh hưởng đến tế bào biểu mô, làm cho mắt bị mờ, khó chịu.
5.4 Bệnh đục thủy tinh thể ở mắt
- Khi thể thủy tinh tiếp xúc ánh sáng xanh ở lượng đáng kể sẽ kích thích sự giảm độ trong suốt hoặc thay đổi màu để bảo vệ mắt. Lâu ngày, hình thành nên bệnh đục thủy tinh thể.
5.5 Tổn thương võng mạc
- Ánh sáng xanh có thể làm tổn thương võng mạc, gây ra thoái hóa điểm tuổi già.
5.6 Ảnh hưởng tật khúc xạ
- Trẻ em tiếp xúc màn hình ánh sáng xanh sớm, gây ảnh hưởng mắt tác động tiến triển cận nhanh.
6. Tác hại của bóng đèn LED gây nổ
6.1 Nguyên nhân gây ra tác hại đèn LED
- Do mạch điện chập hoặc bị cháy.
- Không thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng đèn và nguồn điện nối.

- Trong quá trình đấu nối khi lắp đặt không có sự kiểm tra kỹ.
- Sử dụng đèn LED kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.
- Khi đèn LED nhấp nháy lâu ngày không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến chập cháy, phát nổ.
6.2 Biểu hiện của tác hại
- Gây chấn thương cho người sử dụng khi phát nổ.
- Khi nổ, những mảnh kính văng ra có thể làm bị thương người xung quanh.
- Nhiều trường hợp gây bỏng nặng, ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
7. Tác hại của bóng đèn LED với môi trường
7.1 Nguyên nhân gây ra tác hại đèn LED
- Sử dụng đèn không rõ nguồn gốc, kém chất lượng.
- Không mua hàng tại những thương hiệu và cửa hàng uy tín.

7.2 Biểu hiện của tác hại
- Trong quá trình sử dụng có phát ra những chất gây độc hại, gây ô nhiễm môi trường.
- Trường hợp đèn vỡ, sẽ có một lượng kim loại nặng thoát ra ngoài gây hại đến môi trường xung quanh.
- Các loại đèn LED đều không chứa chất độc hại, trừ những đèn không rõ nguồn gốc và kém chất lượng.
8. Tác hại của đèn đường LED nếu dùng sai cách
8.1 Tác hại đối với sinh vật
- Ánh sáng của các loại bóng đèn cao áp trên đường cao tốc làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của lúa. Ở đường cao tốc TP Hồ Chí Minh, lúa bị nghẹn đòng, không thể trổ bông khi tiếp xúc ánh sáng đèn đường cao áp thường xuyên.
- Ở các tỉnh khác, lúa cũng không thể trổ bông khi trồng gần đường có cột đèn cao áp.
8.2 Tác hại đối với con người
- Ánh sáng đèn đường cao áp làm ảnh hưởng đến võng mạc, gây ra các bệnh về mắt nếu tiếp xúc thường xuyên.
- Theo chuyên gia y tế của Anh thì ánh sáng đèn đường có thể làm cho con người mất ngủ, rối loạn sinh học.
9. Tháo lắp bóng đèn khi đang sáng có tác hại gì?
A. Làm giảm tuổi thọ của bóng đèn
B. Có thể bị điện giật
C. Gây ô nhiễm môi trường
D. Không có tác hại gì
=> Đáp án đúng là B. Tháo lắp bóng đèn khi đang sáng có thể bị điện giật.
10. Những cách hạn chế tác hại của bóng đèn LED
10.1 Sử dụng đèn LED chính hãng
- Thương hiệu uy tín và địa chỉ bán đèn ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của đèn LED.
- Những thương hiệu uy tín thường được tin dùng như HALEDCO, Philips, Samsung, Rạng Đông,..
- Sử dụng đèn chính hãng giúp giảm nguy cơ gây hại từ đèn LED.
10.2 Lắp đặt đèn LED đúng cách
- Lắp đặt đèn LED với cường độ ánh sáng vừa phải, phù hợp với không gian sử dụng.
- Đèn LED được lắp đặt đúng vị trí, chiều cao đạt chuẩn.
- Các mối nối của đèn LED phải đảm bảo an toàn và hoạt động tốt sau khi lắp đặt.

10.3 Thời gian sử dụng đèn LED hợp lý
- Tránh xem các thiết bị điện tử trong phòng tối trong thời gian dài.
- Sử dụng đèn LED theo thời gian hợp lý, nên có thời gian cho mắt nghỉ ngơi.
10.4 Bảo dưỡng, sửa chữa đèn hỏng kịp thời
- Bảo dưỡng theo thời gian định kỳ để đảm bảo chất lượng sử dụng.
- Kịp thời sửa chữa khi bóng đèn gặp vấn đề hay bị hư hại.
10.5 Điều chỉnh ánh sáng hợp lý
- Giảm độ chói cho màn hình khi sử dụng để bảo vệ mắt.
- Tăng cường nguồn ánh sáng tự nhiên tại nơi làm việc và nhà ở.
- Thiết lập chế độ ánh sáng ban đêm cho điện thoại.
- Có thể sử dụng điều khiển độ sáng của đèn led để điều chỉnh ánh sáng phù hợp.
11. Đèn LED là giải pháp khắc phục các tác hại của đèn truyền thống
11.1 Tác hại của ánh đèn vàng truyền thống
- Ánh đèn vàng truyền thống gây mỏi mắt, nhức mắt.
- Ngoài ra, tăng khả năng cận thị và suy giảm thị lực cao hơn.

- Đèn truyền thống còn chứa nhiều những chất độc hại, gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
- Tỏa nhiệt lượng lớn gây ảnh hưởng tới môi trường.
11.2 Tác hại của ánh sáng đèn huỳnh quang
- Khi bóng đèn huỳnh quang bị vỡ sẽ thoát ra lượng lớn thủy ngân và bột phốt pho, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.
- Tiếp xúc quá lâu với đèn huỳnh quang gây ra hiện tượng mất ngủ và nhức đầu do tiếp xúc với phần nhỏ thủy ngân.

- Chứa những bức xạ có hại cho da.
- Gây mỏi mắt, hoa mắt và giảm thị lực.
11.3 Lý do đèn LED là giải pháp khắc phục tác hại của bóng đèn truyền thống
- Tiết kiệm điện năng cho người sử dụng.
- Tiết kiệm chi phí thay thế và sửa chữa bởi độ bền cao.
- Cho nguồn ánh sáng ổn định, không nhấp nháy.
- Nguồn ánh an toàn với người dùng.
- Chất liệu cấu tạo đèn LED thân thiện với môi trường.
11.4 Loại đèn nào không gây hại cho mắt? Vì sao?
- Sử dụng đèn LED chính hãng sẽ không gây hại cho mắt.
- Vì khi sử dụng hàng nhái, hàng kém chất lượng, nguồn ánh sáng và những chất độc hại từ đèn sẽ phát tán ra môi trường gây ảnh hưởng sức khỏe người dùng.
11.5 Ánh sáng đèn nào tốt cho mắt
- Trong các loại đèn thì đèn LED là loại đèn có ánh sáng tốt nhất cho sức khỏe con người. Bởi ánh sáng đèn LED không chứa tia UV hay bị nhấp nháy như đèn truyền thống.
- Khi lựa chọn đèn LED, người dùng nên chọn đèn có ánh sáng trắng ấm (vàng) với nhiệt độ màu từ 3000k - 3500k) hoặc ánh sáng trung tính với nhiệt độ màu 4000k - 5000k.
Để hiểu thêm về tác hại của đèn LED, người dùng có thể tham khảo thêm các loại bóng đèn để biết các bóng đèn được sử dụng hiện nay cũng như những ưu nhược điểm các các loại bóng đèn trong chiếu sáng.
12. Nơi mua đèn LED chất lượng tốt nhất
- HALED STORE là đơn vị cung cấp các sản phẩm đèn LED đạt chất lượng tốt nhất đến từ những thương hiệu uy tín trên thị trường như Cree, HALEDCO, Bridgelux, Philips,…
- Sản phẩm đèn LED đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã và công suất để quý khách hàng lựa chọn.
- Khi mua đèn LED tại HALED STORE quý khách sẽ được trải nghiệm chất lượng tốt nhất về dịch vụ; chính sách bảo hành; chính sách vận chuyển và ưu đãi đến từ nhà cung cấp.
Khi sử dụng đèn LED nếu sử dụng sai cách sẽ dẫn đến một số tác hại của bóng đèn LED. Do đó, người dùng chỉ cần chọn đèn LED chất lượng, lắp đặt đúng kỹ thuật thì sẽ không có bất cứ tác hại nào xảy ra. Tham khảo đèn LED chính hãng, chất lượng an toàn tại HALED STORE.
Đánh giá của bạn :
0 Bình luận