Mạch đèn LED chiếu sáng là gì? 6 sơ đồ mạch phổ biến nhất
Nội dung
Khi sử dụng đèn LED cần hiểu rõ nguyên lý hoạt động của mạch đèn để có thể kiểm soát và khắc phục lỗi khi xảy ra sự cố. Vậy mạch đèn LED chiếu sáng là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Khái niệm mạch đèn LED chiếu sáng
- Mạch đèn LED chiếu sáng là hệ thống dây dẫn đấu nối, bộ nguồn, bộ điều khiển,… kết nối với nhau tạo thành một sơ đồ hoàn chỉnh.
- Mạch đèn giúp cho đèn hoặc hệ thống đèn có thể hoạt động ổn định.
- Người sử dụng có thể điều chỉnh tăng hay giảm cường độ ánh sáng theo mục đích, nhu cầu sử dụng ánh sáng.
2. Các loại mạch đèn LED chiếu sáng thường sử dụng
Tùy vào điện áp đèn led thì các mạch sẽ khác nhau. Mạch phải được đấu nối phù hợp với điện áp để tránh xảy ra sự cố không mong muốn khi sử dụng.
>> Xem thêm: Điện áp định mức của đèn LED
2.1 Mạch đèn LED chiếu sáng nguồn 220V
Mạch đèn LED chiếu sáng nguồn 220V là gì?
- Mạch đèn 220V sử dụng nguồn có cường độ dòng điện là 20mA.
- Hiện nay hầu hết các sản phẩm đèn LED 220V đều được tích hợp sẵn mạch điện và bộ điều khiển.
- Cắm trực tiếp đèn vào nguồn điện đã có thể sử dụng bởi những bộ đèn này bên trong đều được tích hợp sẵn một bộ nguồn chuyển đổi dòng điện.
- Một số sản phẩm sử dụng điện 220V là đèn LED âm trần, đèn ốp trần, đèn LED nhà xưởng, đèn LED panel,…
Lưu ý khi sử dụng mạch đèn LED chiếu sáng nguồn 220V
-
Mạch sử dụng nguồn điện xoay chiều dân dụng phải test mạch cẩn thận.
-
Tụ điện dùng trong mạch phải là loại không phân cực, có khả năng chịu được điện áp cao, tối thiểu là 250V và tốt nhất là sử dụng loại 400V cho nguồn điện 220V DC.
-
Các điện trở tối thiểu chịu công suất phát nhiệt 1W, hoạt động lâu dài thì enen chọn những loại điện trở có công suất nhiệt 2W hoặc 3W.
2.2 Mạch đèn LED 5V
- Mạch đèn 5V gồm 12 bóng LED cho màu ánh sáng trắng.
- Được làm từ nhựa cao cấp, có khả năng chịu nhiệt tốt.
- Thiết kế nhỏ gọn, nhẹ và dễ sử dụng.
- Hiện tại mạch đèn 5V có giá thành là 36.000 VNĐ/ mạch.
- Tùy theo các đơn vị cung cấp sẽ có mức giá thành và chính sách khác nhau.
- Khách hàng có thể tham khảo thêm các mẫu chip LED 5V để có lựa chọn mua hàng phù hợp nhất với nhu cầu chiếu sáng.
2.3 Mạch đèn LED chiếu sáng 12V
- Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và chất lượng của bóng đèn LED sử dụng hiệu điện 12V cần sử dụng bộ đổi nguồn.
- Bộ đổi nguồn chuyển đổi dòng điện dân dụng 220VAC thành dòng điện 12VAC.
Hiện nay, trên thị trường có những loại mạch 12V thường thấy như:
- Mạch đấu nối nối tiếp 3 LED, 5 LED có sử dụng kèm điện trở.
- Mạch đấu nối song song.
2.4 Bộ mạch đèn LED 1m2
- Mỗi bóng đèn trong bộ mạch đèn 1m2 có điện áp khoảng 3,5V.
- Muốn dùng điện lưới cho bộ mạch này có thể đấu nối tiếp nhiều bóng lại với nhau.
Xem thêm: cách tính công suất đèn led
2.5 Mạch đèn LED năng lượng mặt trời
- Mạch dựa trên linh kiện đơn giản, phổ biến và dễ tìm trên thị trường hiện nay.
- Khi có ánh sáng chiếu vào tấm pin năng lượng mặt trời, đèn LED sẽ tắt và khi cường độ sáng đủ lớn bóng đèn báo sạc sẽ sáng lên.
- Dễ dàng điều chỉnh được góc nghiêng và hướng đón nắng của tấm pin.
- Điều chỉnh được độ cao đèn bằng cách sử dụng các nút nối ống.
- Chi phí đầu tư cho mạch đèn năng lượng mặt trời hợp lý, nguyên liệu dễ tìm.
- Ngoài ra có thể tham khảo thêm các bộ điều khiển độ sáng của đèn led để hoàn thiện mạch cho hệ thống đèn LED chiếu sáng.
2.6 Mạch điều chỉnh độ sáng đèn LED
- Mạch điều chỉnh độ sáng đèn LED giúp người dùng có thể tăng, giảm ánh sáng đèn LED tùy theo nhu cầu sử dụng.
- Mạch điều chỉnh độ sáng đèn có khả năng kiểm soát cường độ chiếu sáng và điều chỉnh các chế độ sáng đúng theo yêu cầu của người sử dụng.
- Mạch này hoạt động dựa trên sự thay đổi của các giá trị điện trở kéo theo sự thay đổi của cường độ dòng điện
>> Xem thêm: Tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng trong nhà
3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của mạch đèn LED chiếu sáng
3.1 Cấu tạo của mạch đèn LED chiếu sáng
Mạch đèn bao gồm 6 khối, mỗi khối có nhiệm vụ và chức năng riêng để đảm bảo cho đèn hoạt động tốt.
Khối 1: Mạch chỉnh lưu
- Mạch chỉnh lưu gồm 4 diode dùng để điều chỉnh dòng điện xoay chiều từ nguồn điện sang dòng điện một chiều cho đèn LED.
Khối 2: IC và bộ đóng – cắt mạch điện
- IC có chức năng biến dòng điện không có dao động thành có dao động theo một tần số cài đặt sẵn.
- Bộ đóng- cắt sự thực hiện đóng – cắt mạch điện liên tục để tạo nhịp xung.
Khối 3:
- Chức năng hạn chế việc điện áp hoặc dòng điện tăng vọt lên so với mức quy định cho phép.
Khối 4: Biến áp
- Có chức năng hạ điện áp xuống mức phù hợp để cho nguồn chip LED sử dụng.
Khối 5: Tụ lọc đầu ra
- Tại vị trí này có nhiệm vụ san phẳng dòng điện đầu ra để ánh sáng đèn hoạt động bình thường.
Khối 6: Đèn LED
- Ở vị trí này đèn được phát sáng khi dòng điện dân dụng 220V xoay chiều đã chuyển thành dòng điện một chiều với mức điện áp phù hợp với sản phẩm.
3.2 Nguyên lý hoạt động của mạch đèn LED chiếu sáng
- Nguyên lý hoạt động của mạch chính là thay đổi điện trở dòng.
- Mục đích để làm thay đổi cường độ dòng điện và điện áp sao cho phù hợp với các chỉ số của đèn.
4. Sơ đồ mạch điện đèn LED chiếu sáng phổ biến
4.1 Sơ đồ chung của các loại mạch đèn LED chiếu sáng
- Hệ thống của các loại mạch vô cùng đa dạng về chủng loại và mẫu mã.
- Mỗi sơ đồ mạch đèn sẽ có cách lắp đặt đấu nối riêng biệt.
- Hiện nay có 2 sơ đồ mạch đèn phổ biến là mạch nguồn 12V và nguồn 220V.
4.2 Sơ đồ mạch đèn LED nguồn 12V
- Mạch đèn nguồn 12V bao gồm 2 cách mắc cho dòng 4 LED và 3 LED sử dụng 1 trở.
- Mạch nguồn 12V thường sử dụng cho đèn LED dây do đèn LED dây hoạt động trong môi trường điện một chiều và dòng điện xoay chiều.
Sơ đồ mạch đèn LED nguồn 12v
4.3 Sơ đồ mạch đèn LED chiếu sáng nguồn 220V
- Mạch đèn nguồn 220V sử dụng cho đèn LED siêu sáng dòng 20mA.
- Đây là mạch đơn giản với linh kiện cực kỳ dễ kiếm hiện nay.
- Mạch sử dụng nguồn điện xoay chiều dân dụng, chú ý cẩn thận khi test mạch.
Hình ảnh sơ đồ mạch đèn LED chiếu sáng nguồn 220V
- Tụ điện sử dụng phải là loại không phân cực, chịu điện áp cao tối thiểu 250V.
- Để đạt hiệu quả tốt nhất nên dùng loại 400V cho nguồn điện 220VAC.
- Các điện trở tối thiểu sẽ chịu công suất phát nhiệt là 1W, lâu dài có thể lên tới 2 – 3W.
4.4 Sơ đồ mạch điều chỉnh độ sáng đèn LED
Sơ đồ mạch điều chỉnh độ sáng đèn LED
5. Cách làm mạch đèn LED chiếu sáng đơn giản
Bước 1: Chuẩn bị các linh kiện cần thiết:
- Một LED (chọn màu và kích thước bạn muốn).
- Một resistor (độ trở) phù hợp với LED và nguồn điện của bạn.
- Một nguồn điện (có thể là pin hoặc bộ nguồn).
- Đồ dùng lắp ráp như dây nối, mảng mạch in hoặc mảng lỗ khoan.
Bước 2: Kết nồi nguồn nguồn cung cấp
- Kết nối đầu còn lại của dây nối với chân dương (+) của nguồn điện.
- Kết nối chân còn lại của resistor với chân âm (-) của nguồn điện
Bước 3: Gắn điện trở
-
Các điện trở thường được gắn vào theo chiều dọc của Breadboard, điều này sẽ làm thuận tiện cho việc cấp nguồn và bố trí thêm các linh kiện nếu cần.
Bước 4: Gắn đèn LED vào mạch
-
Cực dương của đèn LED phải được đặt trong cùng một hàng với một đầu của điện trở. Như vậy dòng điện sẽ qua điện trở tới cấp cho đèn LED.
Bước 5: Kết nối dây nhảy
Bước 6: Nối nguồn vào Board và thử mạch hoạt động
Xem chi tiết: 8 cách làm đèn LED chiếu sáng
Qua thông tin bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về mạch đèn LED chiếu sáng để sử dụng đèn đúng cách. Liên hệ qua Hotline Công ty đèn LED HALED STORE 0332599699 để được tư vấn lựa chọn và lắp đặt sản phẩm.
Đánh giá của bạn :
0 Bình luận