Đơn vị uy tín hàng đầu thị trường cung cấp các sản phẩm đèn LED

Hệ thống chiếu sáng là gì? Yêu cầu và nguyên lý làm việc

Nội dung

    Hệ thống chiếu sáng là một trong những hệ thống thiết bị rất cần thiết trong đời sống hiện nay. Để hiểu thêm về yêu cầu, sơ đồ và cấu tạo của hệ thống chiếu sáng trên ô tô. Tham khảo các thông tin dưới đây để biết thêm chi tiết:

    1. Hệ thống chiếu sáng là gì?

    • Là hệ thống các thiết bị chiếu sáng kết nối với nhau và được điều khiển bởi một thiết bị trung tâm.
    • Hệ thống chiếu sáng cho phép người dùng điều khiển các thiết bị chiếu sáng theo yêu cầu.
    • Có hai loại hệ thống chiếu sáng là chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo. Chiếu sáng tự nhiên là nhờ vào ánh sáng từ thiên nhiên, chiếu sáng nhân tạo là từ các thiết bị chiếu sáng phát ra ánh sáng phục vụ đời sống.
    • Hệ thống đèn LED là một trong những bộ phận quan trọng quyết định đến khả năng chiếu sáng của cả hệ thống chiếu sáng.

    2. Yêu cầu của hệ thống chiếu sáng

    2.1 Tiêu chuẩn chiếu sáng trong nhà

    Khu vực chiếu sáng

    Tiêu chuẩn độ rọi (lux)

    Khu vực văn phòng

    400 - 500

    Trung tâm thương mại

    400 - 500

    Sảnh, hành lang

    100 - 150

    Phòng máy, phòng kỹ thuật

    150 - 200

    Phòng vệ sinh

    100 - 150

    Cầu thang bộ

    150 - 200

    Bàn tiếp tân

    250 - 300

    Phòng kho

    100 - 200

    Tầng hầm

    >75

    Căn hộ

    200 - 250

    2.2 Tiêu chuẩn chiếu sáng ngoài trời

    Khu vực

    Độ chói Ltb

    (cd/m2)

    Độ chói đều chung

    Độ chói đều theo chiều dọc

    Chiếu sáng đường cao tốc đô thị

    2

    0,4

    0,7

    Chiếu sáng đường cấp đô thị

    1,5 - 2

    0,4

    0,7

    Chiếu sáng đường phố cấp khu vực

    1

    0,4

    0,5

    Chiếu sáng đường nội bộ

    0,5 - 0,75

    0,4

     

    Đường ngõ xóm

    0,2 – 0,4

     

    0,5 - 0,8

    Hệ thống chiếu sáng ngoài trời

    Hệ thống chiếu sáng ngoài trời

    3. Hệ thống chiếu sáng đường phố

    • Là hệ thống đèn, cột đèn, dây, đường dây điện dùng để tạo ra hệ thống chiếu sáng các  khu vực đường phố, đường quốc lộ, khu dân cư, cao tốc, cầu vượt,...
    • Chiếu sáng đường phố cần đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng ánh sáng, nguồn điện ổn định, ánh sáng chân thực cho khả năng quan sát tốt, nhìn xa tốt, đảm bảo giao thông diễn ra một cách thuận tiện.
    • Mạng lưới chiếu sáng đường phố trải dài trên khắp các khu vực, là hệ thống điện quan trọng để đảm bảo mọi hoạt động giao thông diễn ra ổn định.
    • Hệ thống chiếu sáng đường phố phải đáp ứng các tiêu chuẩn chống nước, chống sét và bền bỉ khi sử dụng ngoài trời.
    Hệ thống đèn điện chiếu sáng đường phố

    Hệ thống đèn điện chiếu sáng đường phố

    Để hiểu thêm về cả hệ thống chiếu sáng đường phố, người dùng có thể tham khảo hệ thống chiếu sáng đường phố để biết thêm thông tin.

    4. Hệ thống chiếu sáng công nghiệp

    • Chiếu sáng là hạng mục không thể thiếu trong sản xuất để duy trì hoạt động sản xuất diễn ra liên tục ngày cũng như đêm.
    • Chiếu sáng công nghiệp cần hệ thống ánh sáng chất lượng cao, đảm bảo chiếu sáng ổn định, an toàn và tạo môi trường phù hợp.
    • Chiếu sáng công nghiệp nhất thiết phải quan tâm tới chiếu sáng môi trường làm việc, chiếu sáng khẩn cấp và chiếu sáng dẫn đường.
    • Do môi trường thường có đặc điểm là không gian rộng nên cần tính toán chiếu sáng cho hợp lý để đảm bảo không lãng phí ánh sáng.
    Xây dựng hệ thống dùng trong chiếu sáng công nghiệp

    Xây dựng hệ thống dùng trong chiếu sáng công nghiệp

    5. Tổng quan về hệ thống chiếu sáng trên ô tô

    5.1 Cấu tạo của hệ thống chiếu sáng

    Đèn pha cos ô tô

    • Đây là hệ thống đèn cơ bản và quan trọng được gắn ở đầu xe để đảm bảo an toàn cho tài xế khi quan sát đường, nhất là vào ban đêm. Đèn pha ô tô có hai chế độ: “cos” là chiếu sáng gần (50m – 75m) và “pha” là chiếu sáng xa (180m – 250m).
    • Ở chế độ cos, công suất đèn khoảng 35W – 40W, ánh sáng đủ để giúp tài xế quan sát mà không làm người đối diện chói mắt. Trong khi đó, công suất của chế độ pha là 45W – 70W, cường độ ánh sáng cao làm lóa mắt người đối diện nên chỉ thích hợp sử dụng khi đi một mình trên đường.

    Đèn sương mù

    • Đèn sương mù phía trước có chùm sáng rộng, tia mảnh nhưng rõ nét và có sắc vàng hoặc trắng tùy từng loại xe. Đèn sương mù giúp tăng khả năng chiếu sáng khi tài xế phải di chuyển với tốc độ thấp trong điều kiện tầm nhìn kém do mưa, sương mù, bụi hoặc tuyết. 
    • Bên cạnh đó, đèn sương mù đuôi xe sẽ được sử dụng để thông báo cho các phương tiện phía sau biết được sự hiện diện và vị trí của xe.

    Đèn DRL (Daytime Running Light)

    • Đèn chạy ban ngày DRL là một dãy đèn LED lắp ở đầu xe, có thể ở cụm đèn pha hoặc phía trên đèn sương mù. Mục đích của loại đèn này không phải để giúp người lái thấy đường mà để người đi bộ, phương tiện đi ngược chiều nhận biết xe từ xa.
    • Ở nhiều quốc gia, luật pháp chỉ bắt buộc mở đèn pha ô tô khi trời tối hoặc vào ban đêm. Vì vậy, đèn DRL mặc định luôn bật khi xe nổ máy vào ban ngày.

    Đèn phanh ô tô

    • Đèn phanh ô tô là loại đèn chiếu sáng phía sau với ánh sáng đỏ được kích hoạt khi tài xế phanh xe để cảnh báo các phương tiện phía sau chuẩn bị dừng lại. Theo quy định của Liên Hợp Quốc, cường độ sáng của đèn phanh ô tô sẽ dao động từ 60cd – 185cd.

    Đèn lùi xe ô tô

    • Đây là hệ thống đèn được sử dụng để cảnh báo các phương tiện và người đi bộ xung quanh rằng xe đang chuẩn bị lùi lại. Theo tiêu chuẩn quốc tế, đèn lùi xe ô tô thường có màu trắng.

    Đèn biển số

    • Một số mẫu xe được trang bị thêm đèn biển số. Loại đèn này sẽ giúp các phương tiện phía sau và lực lượng chức năng dễ dàng quan sát biển số trong điều kiện ánh sáng thấp.

    Hệ thống đèn cảnh báo

    • Hệ thống đèn cảnh báo hay còn gọi là đèn xi-nhan được gắn ở cả đầu xe và đuôi xe với mục đích đưa ra các tín hiệu báo rẽ, cảnh báo nguy hiểm cho các phương tiện xung quanh. Thông thường đèn xi-nhan có màu vàng, tuy nhiên một số mẫu xe lại thay bằng màu đỏ.

    Hệ thống đèn chiếu sáng bên trong 

    • Các loại đèn LED được thiết kế tại nhiều vị trí khác nhau trong khoang nội thất. Đèn LED thường được lắp đặt trên bề mặt bảng điều khiển hay trong cabin của xe.
    • Đèn chiếu sáng trên mặt bảng Taplo cho phép người lái dễ dàng theo dõi và quan sát các thông số khi xe đang vận hành. Đèn chiếu sáng bảng Taplo sẽ mở lên khi công tắc đèn pha được bật lên nấc 1.
    • Ngoài ra, đèn trần xe với 3 chế độ On (Bật), Off (Tắt) và Door (Tự động bật khi cửa xe mở) giúp tài xế và hành khách quan sát rõ khoang cabin khi trời tối.

    5.2 Nguyên lý làm việc của hệ thống chiếu sáng trên ô tô

    Nguyên lý làm việc của hệ thống đèn pha cos

    • Khi công tắc điều khiển của đèn dịch chuyển về vị trí HEAD (LOW) thì rơ le đèn pha - đèn cos sáng lên.
    • Khi công tắc điều khiển dịch chuyển về vị trí HEAD (HIGH) thì rơ le đèn pha bật đèn pha - cos chiếu xa và đèn chỉ báo đèn pha cos trên đồng hồ cũng bật.
    • Dòng điện đi từ đèn pha cos đến đèn chỉ báo bật sáng.

    Nguyên lý hoạt động đèn flash (nháy pha)

    • Khi công tắc dịch chuyển về hướng vị trí FLASH thì các rơ le đèn pha điều chỉnh độ sáng bật lên.
    Hệ thống đèn trên ô tô

    Hệ thống đèn trên ô tô

    Nguyên lý làm việc đèn đèn xi nhan 

    • Khi đèn xi nhan bật, các công tắc đèn bộ nháy đèn xi nhan bật, đèn xi nhan bên nào, đèn nháy xi nhan bên đó nháy.
    • Có hệ thống âm thanh đi kèm đèn xi nhan để báo cho người đi đường và cả người điều khiển xe là đèn xi nhan đang bật.
    • Khi công tắc đèn xi nhan dịch chuyển sang bên trái, cực EL của đèn xi nhan được nối thông, dòng điện đi tới cực LL và đèn xi nhan bên trái phát sáng.
    • Khi công tắc đèn xi nhan dịch chuyển sang bên phải, cực ER của bộ đèn xi nhan được tiếp mát, dòng điện tới cực LR và đèn xi nhan bên phải phát sáng.
    Nguyên lý làm việc của đèn xi nhan

    Nguyên lý làm việc của đèn xi nhan

    Nguyên lý hoạt động của đèn cảnh báo nguy hiểm

    • Khi công tắc đèn báo nguy hiểm được bật ON, thì cực EHW của được tiếp mát. Dòng điện đi tới cả hai cực LL và LR, đèn xi nhan hai bên trái và phải đều phát nhấp nháy.

    Nguyên lý đèn sương mù

    • Đèn sương mù phía trước hoạt động khi công tắc điều khiển ở vị trí TALK hoặc HEAD. Khi công tắc đèn sương mù phía trước bật ON, rơ le đèn sương mù phía trước bật và đèn sương mù phía trước phát sáng.
    • Đèn sương mù phía sau cũng hoạt động khi công tắc điều khiển ở vị trí TALK hoặc HEAD. Để bật công tắc đèn sương mù phía sau cần dịch lên 1 nấc so với đèn sương mù phía trước.

    Đèn phanh:

    • Khi người tham gia giao thông đạp phanh thì đèn sẽ phát sáng.

    Đèn lùi

    • Khi người điều khiển phương tiện giao thông đi lùi lại thì đèn sẽ phát sáng
    Đèn lùi ô tô

    Đèn lùi ô tô

    5.3 Giáo trình hệ thống chiếu sáng trên ô tô

    Download tại đây - Đang cập nhật

    5.4 Sơ đồ hệ thống chiếu sáng trên ô tô

    Sơ đồ mạch điện hệ thống chiếu sáng trên ô tô

    Sơ đồ mạch điện hệ thống chiếu sáng trên ô tô

    Sơ đồ hệ thống chiếu sáng trên xe Toyota HIACE (đèn dương chờ)

    Sơ đồ hệ thống chiếu sáng trên xe Toyota HIACE (đèn dương chờ)

    Sơ đồ hệ thống chiếu sáng trên xe Toyota HIACE (đèn âm chờ)

    Sơ đồ hệ thống chiếu sáng trên xe Toyota HIACE (đèn âm chờ)

    6. Hệ thống chiếu sáng thông minh

    6.1 Hệ thống chiếu sáng thông minh là gì?

    • Là hệ thống chiếu sáng áp dụng công nghệ hiện đại giúp chăm sóc ngôi nhà theo các cách khác biệt hoàn toàn với bật tắt bằng công tắc cơ thông thường.
    • Hệ thống đèn thông minh kết nối với hệ thống điện trong nhà và có thể điều khiển bằng điện thoại, máy tính.
    • Hệ thống này giúp người dùng có thể điều khiển chiếu sáng một cách thuận tiện theo cách riêng và thông minh hơn. 
    • Áp dụng hệ thống chiếu sáng thông minh giúp tạo sự thuận tiện tối đa đồng thời tránh lãng phí điện năng không cần thiết.

    6.2 Lợi ích của hệ thống chiếu sáng thông minh

    • Điều chỉnh chế độ chiếu sáng theo nhu cầu
    • Có thể điều khiển bật tắt qua smartphone, máy tính hoặc máy tính bảng.
    • Điều chỉnh độ sáng của đèn chùm, đẻ ngủ dễ dàng.
    • Hẹn giờ bật tắt khi chiếu sáng.
    • Kết hợp cảm biến chuyển động.
    Hệ thống chiếu sáng thông minh

    Hệ thống chiếu sáng thông minh

    7. Các loại hệ thống chiếu sáng cơ bản

    7.1 Hệ thống chiếu sáng bình thường

    • Đáp ứng nhu cầu chiếu sáng dân dụng trong nhà, nơi làm việc, công xưởng, trung tâm thương mại,...
    • Tùy từng vị trí chiếu sáng có yêu cầu về độ chói, màu sắc và tính đồng nhất của màu sắc khác nhau.
    Hệ thống đèn LED chiếu sáng nội thất

    Hệ thống đèn LED chiếu sáng nội thất

    7.2 Hệ thống chiếu sáng ngoài nhà

    • Hệ thống chiếu sáng được cấp nguồn độc lập ở mỗi khu, sử dụng chiếu sáng xung quanh tòa nhà (đèn chiếu sáng ngoài cấu theo cấu trúc)

    7.3 Hệ thống đèn báo không

    • Sử dụng loại đèn LED có pin tự sạc năng lượng mặt trời thời gian hoạt động 60h, màu đỏ chớp với tần suất từ 20 đến 60 lần/phút. Tầm nhìn xa 3 đến 5km, được gắn tại tầng mái của mỗi khối tháp công trình - độ cao 5m tính từ đỉnh mái.

    7.4  Hệ thống chiếu sáng khẩn cấp

    • Đèn chiếu sáng khẩn cấp được sử dụng loại đèn EMERGENCY.
    • Các vị trí được trang bị đèn thoát hiểm như sau: Khu vực cầu thang bộ, nối thoát hiểm, thang máy, hành lang, bãi đỗ xe,...

    8. Các loại đèn cho hệ thống chiếu sáng

    8.1 Đèn sợi đốt (GLS)

    • Đèn sợi đốt là đèn dây tóc dùng để chiếu sáng khi bị đốt nóng. Dây tóc là bộ phận chính, là nguồn sáng phát quang thông qua vỏ thủy tinh trong suốt.
    • Dây tóc bên trong của đèn được bảo vệ bởi vỏ kính trong suốt hoặc đục, bên trong được rút hết không khí và bơm vào khí trơ.
    • Đặc điểm của đèn sợi đốt là không cần mồi phóng điện, ánh sáng phát ra liên tục tuy nhiên hiệu suất phát quang thấp, tiêu tốn nhiều điện năng cho chiếu sáng và tuổi thọ đèn thấp.
    Kiểu dáng phổ biến của bóng đèn sợi đốt

    Kiểu dáng phổ biến của bóng đèn sợi đốt

    8.2 Đèn Halogen-Vonfram

    • Là bóng đèn có thiết kế tương tự đèn sợi đối nhưng được cải tiến đặc biệt hơn. Đèn cũng chứa sợi dây tóc Vonfram nhưng khác hoàn toàn so với đèn sợi đốt. Đèn chứa lượng nhỏ khí halogen kết hợp với vonfram để tạo ra ánh sáng.
    • Tuổi thọ đèn cao hơn đèn sợi đốt với vỏ đèn được làm từ thạch anh giúp chiếu sáng bền bỉ hơn.
    Bóng đèn halogen

    Bóng đèn halogen

    8.3 Đặc điểm của đèn huỳnh quang

    • Đèn huỳnh quang hay còn được gọi là đèn ống huỳnh quang cấu tạo gồm 3 thành phần chính là điện cực, khí và bột huỳnh quang. Cả 3 thành phần đều được đặt bên trong bóng với áp suất thấp.
    • Bên trong ống thủy tinh được thêm một chút chân không, khí sạch và khí hiếm là argon và argon-neon. 
    • Mặt bên trong của ống được phủ bởi một lớp bột huỳnh quang. Điện cực ở hai đầu ống được nối với mạch điện xoay chiều.
    • Bóng đèn huỳnh quang T5 có đường kính 5/8 inch = 1.58 cm
    • Bóng đèn huỳnh quang T8 có đường kính 1inch = 2.54 cm
    • Bóng đèn huỳnh quang T12 có đường kính 1 + 1/2 inch = 3.81 cm
    Đèn huỳnh quang

    Đèn huỳnh quang

    8.4 Đèn compact

    • Đèn có đặc điểm giống đèn huỳnh quang nhưng có thiết kế nhỏ gọn hơn thường có dạng hình chữ U. Có loại 1 chữ U, 2 chữ U, 3 chữ U tùy theo công suất của bóng.
    • Bóng compact tiết kiệm được điện do sử dụng tăng phô (ballast) điện tử nhỏ gọn chứa ở đuôi đèn. 
    Đèn compact phổ biến

    Đèn compact phổ biến

    8.5 Đèn hơi Natri cao áp

    • Bóng đèn cao áp natri là bóng đèn phóng điện áp suất cao, ánh sáng của bóng đèn được phát ra trực tiếp từ hồ quang giữa hai điện cực thông qua hỗn hợp thủy ngân và kim loại natri (sodium) hóa hơi áp suất cao ở trong một ống phóng điện hồ quang.
    • Hơi natri có khả năng hoạt động hoá học rất mạnh, ống đèn thường được làm bằng lớp nhôm oxit trong suốt. 
    Đèn hơi natri cao áp

    Đèn hơi natri cao áp

    8.6 Đèn hơi thủy ngân

    • Đèn hơi thủy ngân là một loại bóng đèn phóng điện sử dụng một hồ quang điện qua thủy ngân bốc hơi để tạo ra ánh sáng. 
    • Ống phóng điện thường được giới hạn trong một ống hồ quang thạch anh nóng chảy nhỏ gắn kết trong một bóng đèn thủy tinh borosilicate lớn hơn. 
    • Bóng đèn bên ngoài có thể trong hoặc phủ một chất phospho; Trong cả hai trường hợp, bóng đèn bên ngoài cung cấp cách nhiệt, bảo vệ khỏi tia cực tím mà ánh sáng phát ra, và một bộ phận lắp thuận tiện cho ống hồ quang thạch anh nóng chảy.
    Đèn hơi thủy ngân

    Đèn hơi thủy ngân

    8.7 Đèn LED

    • Là các điốt có khả năng phát ra ánh sáng hay tia hồng ngoại, tử ngoại. Cũng giống như điốt, LED được cấu tạo từ một khối bán dẫn loại p ghép với một khối bán dẫn loại n" .
    • Các loại chip LED được dùng phổ biến hiện nay là chip COB, SMD và DIP.
    • Trong ứng dụng làm thiết bị chiếu sáng, các chip LED được lắp ráp với nhau thành một nguồn phát ánh sáng nằm bên trong  các sản phẩm có hình dạng như: bóng tròn, tuýp dài, hình nến, hình cầu, downlight... 
    Các loại đèn LED chiếu sáng

    Các loại đèn LED chiếu sáng

    >> Xem thêm: Cấu tạo đèn LED âm trần

    9. Nơi bán đèn chiếu sáng uy tín

    • HALED STORE là một trong những cơ sở chuyên cung cấp đèn LED chiếu sáng uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
    • Công ty chuyên phân phối thiết bị chiếu sáng đến từ các thương hiệu uy tín hàng đầu hiện nay là HALEDCO, Philips, Osram, Điện Quang, Duhal, Paragon, Rạng Đông.
    • Đèn LED tại HALED STORE có chất lượng cao, giá thành hợp lý, bảo hành chính hãng lên tới 2 năm.

    Trên đây là các thông tin quan trọng liên quan trực tiếp đến lắp đặt hệ thống chiếu sáng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan vui lòng liên hệ ngay 0332 599 699 để được tư vấn miễn phí.

    Đánh giá của bạn :

    0 Bình luận

    Đối tác tiêu biểu

    icon-ribbon Sản phẩm chính hãng
    icon-shield Dịch vụ uy tín
    icon-changing Đổi trả trong 7 ngày
    icon-delivery Giao hàng toàn quốc

    Call center