5 Cách làm bóng đèn tự phát sáng RẺ ĐẸP hơn mua
Nội dung
Ngày nay, xu hướng tự chế bóng đèn ngày càng thịnh hành. Đặc biệt là cách làm bóng đèn tự phát sáng không cần điện đang được săn lùng. Vậy loại đèn này có khó làm không? Cách làm như thế nào? Cùng thực hiện ngay theo những cách dưới đây.
1. Cách làm bóng đèn tự phát sáng bằng pin
1.1 Chuẩn bị dụng cụ
- Bóng đèn có vỏ nhám cũ đã hỏng chip
- Bóng LED nhỏ
- Mỏ hàn điện
- Kìm, kéo, găng tay
- Keo dán
- 2 pin cúc 1.5V
- 1 nhẫn kim loại
- Dây đồng
Dụng cụ làm bóng đèn tự phát sáng bằng pin
1.2 Quy trình làm bóng đèn
- Bước 1: Tháo bóng đèn khỏi đui xoáy.
Tháo bóng đèn khỏi đui xoáy
- Bước 2: Luồn dây đồng qua đui xoáy theo hình minh họa.
Luồn dây đồng qua đui xoáy
- Bước 3: Nối 1 đầu bóng LED với pin cúc, khi đấu nối cần thực hiện đúng cực âm - cực dương.
Đấu nối bóng LED với pin
- Bước 4: Hàn đèn với đui xoáy theo sơ đồ.
Hàn đèn với đui
Kết quả sau khi hàn
- Bước 5: Lắp vỏ bóng đèn vào đui xoáy. Đấu nối với dây điện, cắm điện và kiểm tra ánh sáng đèn.
Hoàn thành cách làm bóng đèn
>> Xem thêm: 5 Cách làm đèn LED chạy bằng pin con thỏ 5V 12V dễ nhất
2. Cách làm bóng đèn tự phát sáng bằng chai nhựa & chất tẩy
2.1 Nguồn gốc cách làm bóng đèn từ chất tẩy
- Loại bóng đèn này được phát minh bởi thợ cơ khí nước Brazil Alfredo Moser. Tên gọi của bóng đèn cũng giống tên gọi của người phát minh “đèn moser”.
Người phát minh ra bóng đèn tự phát sáng moser
- Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ánh sáng của người nghèo, ông đã phát minh ra đèn moser. Vì loại đèn này cần rất ít vật liệu để làm và không hề tốn điện.
- Một bóng đèn moser có ánh sáng tương đương với bóng đèn điện 40w - 60w.
- Cùng xem chi tiết cách làm bóng đèn đặc biệt này trong phần 2.2.
2.2 Chuẩn bị dụng cụ
- 1 Chai nhựa dung tích 1,5 lít đựng đầy nước lọc
- Một ít thuốc tẩy Javel
- Tấm tôn nhỏ
- Keo chống thấm, nhựa dẻo
- Máy cắt tôn mini
- Vị trí lắp đặt đèn phù hợp ở mái tôn hoặc mái thép mỏng
2.3 Cách làm bóng đèn tự phát sáng không cần cắm điện
- Bước 1: Cắt một tấm tôn nhỏ với kích thước 30x30cm.
- Bước 2: Cắt trên tấm tôn vòng tròn nhỏ với kích thước nhỏ hơn đường kính chai nhựa khoảng 2cm.
- Bước 3: Cắt các đường rãnh 2mm phía trong vòng tròn của tấm tôn. Bẻ cong các mảnh tôn theo hướng vuông góc lên trên.
- Bước 4: Lồng tấm tôn vào chai nhựa theo hướng từ trên cổ chai xuống ⅓ chai. Gắn keo chống thấm hoặc nhựa dẻo vào các điểm tiếp xúc giữa mảnh tôn với chai nhựa.
- Bước 5: Đổ nước lọc vào đầy chai, cho thêm 10ml thuốc tẩy Javel. Vặn chặt nắp chai.
- Bước 6: Phủ kín nắp chai bằng keo để hạn chế bốc hơi nước và tăng độ bền cho chai nhựa.
2.4 Cách treo bóng đèn
- Bước 1: Cắt hình vuông nhỏ trên mái tôn có kích thước nhỏ hơn tấm tôn đang gắn ở chai nhựa.
- Bước 2: Đặt tấm tôn có gắn chai nhựa lên mái nhà, cho chai vào phía trong nhà. Dùng keo chống thấm dán xung quanh tấm tôn để tránh dột nước vào nhà khi trời mưa.
- Bước 3: Dùng đinh tán ghim tấm tôn gắn chai nhựa ghim chặt vào mái nhà.
Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đèn chai nhựa + chất tẩy sẽ phát sáng. Những chiếc bóng đèn này an toàn tuyệt đối, không gây giật. Cách làm đèn này còn giúp tận dụng vỏ chai nhựa, hạn chế rác thải ra môi trường.
>> Đọc thêm: Làm đèn trang trí sân vườn
3. Cách làm bóng đèn tự phát sáng tự tắt
3.1 Chuẩn bị dụng cụ
- Module cảm biến ánh sáng
- Module Relay
- 1 hộp nhựa
- 1 đoạn dây điện có phích cắm
- Dây 7 màu
- 1 Adapter nguồn điện thoại cũ
Chuẩn bị dụng cụ làm bóng đèn tự phát sáng, bật/tắt tự động
3.2 Cách làm bóng đèn tự bật/tắt
- Bước 1: Gắn module cảm biến ánh sáng vào hộp nhựa. Đục lỗ nhựa có kích thước vừa với cảm biến để lắp cảm biến. Cố định module cảm biến bằng keo nến.
Gắn cảm biến vào hộp nhựa
- Bước 2: Nối chân DO của module cảm biến ánh sáng vào chân IN của module Relay. Chân DC DC là chân nguồn, IN là chân tín hiệu để kích Relay.
Nối chân tín hiệu của 2 module với nhau
- 3 chân COM và NC NO là chân để đóng/ngắt thiết bị điện. COM là chân giữa, NC là chân đóng, NO là chân mở.
Các chân trên module Relay
- Bước 3: Nối dây điện cho Module Relay và module cảm biến ánh sáng. Trước hết, cần cố định module Relay lên hộp nhựa bằng keo nến.
Cố định module relay vào hộp nhựa
- Tiếp theo, đấu nối 2 dây nguồn của cảm biến ánh sáng với 2 dây Adapter nguồn. Nguồn cấp cho 2 module là 5V.
Nối dây nguồn cảm biến với dây Adapter nguồn
- Nối dây đỏ của Adapter vào chân VCC của 2 module, dây đen nối với chân GND.
Nối vào chân DC và DC-
- Bước 4: Đấu nối dây điện với 1 dây của bóng đèn.
Nối dây với bóng đèn
- Bước 5: Đấu nối dây còn lại của bóng đèn vào chân NO của module Relay. Đầu dây còn lại của nguồn điện vào chân COM.
Hoàn thiện đấu nối dây điện
Sơ đồ đấu nối chi tiết
- Bước 6: Điều chỉnh độ nhạy cảm biến bằng cách xoay tua vít vào biến trở để chọn thông số phù hợp.
Điều chỉnh độ nhạy của cảm biến
- Bước 7: Hoàn thiện cách làm bóng đèn tự phát sáng.
Hoàn thiện cách làm bóng đèn
>> Xem thêm: 3 cách chế đèn led dùng để chiếu sáng tiết kiệm điện
4. Cách làm đèn học bằng chai nhựa
4.1 Chuẩn bị dụng cụ
- Chai nhựa
- Sơn Acrylic các màu theo sở thích
- Dây thép
- Kéo
- 1 cuộn chỉ xanh, 1 cuộn chỉ hồng
- 1 bóng LED nhỏ
4.2 Cách làm bóng đèn
- Bước 1: Cắt bỏ phần cổ chai. Lấy ⅓ đoạn trên của thân chai để làm chao chụp đèn học.
Cắt thân chai làm chụp đèn
- Bước 2: Cắt phần thân chai thành hình lá với nhiều kích thước khác nhau. Có thể cắt thể hình con bướm để trang trí tạo điểm nhấn.
- Bước 3: Cắt 1 đoạn dây thép dài để uốn khung giá đỡ cho đèn. Phần đầu uốn cong thành móc treo đèn. Phần đế uốn tròn để tạo độ chắc chắn cho giá đỡ đèn.
Uốn thép làm khung giá đỡ đèn
- Bước 4: Dùng sơn màu hồng sơn lên chụp đèn; màu xanh sơn cho lá cây. Những con bướm nhỏ thì sơn màu cam hoặc màu tùy thích.
Sơn màu cho chụp đèn và lá cây
- Bước 5: Xỏ lá cây và con bướm vào cuộn chỉ, sau đó quấn quanh khung đèn.
- Bước 6: Lắp đèn vào trong chụp đèn. Móc chụp đèn vào khung giá đỡ đèn.
Hoàn thiện đèn học tự chế
5. Cách làm bóng đèn trung thu tự phát sáng
5.1 Chuẩn bị dụng cụ
- Lọ thủy tinh có cổ để buộc dây
- Que phát sáng
- Bột dạ quang
- Kìm, kéo
- Cọ vẽ, màu vẽ
- Bát đựng hoặc hộp nhựa đựng màu
- Dây len
- Que buộc
5.2 Cách làm đèn trung thu bằng que phát sáng
- Bước 1: Lót khăn phía dưới que phát sáng, dùng kìm đập nhẹ để que phát sáng lên màu.
- Bước 2: Cắt bỏ 2 phần của que, vẩy nước dạ quang bên trong que phát sáng vào đầy lọ thủy tinh.
- Bước 3: Có thể kết hợp màu vẽ với bột dạ quang cho vào bát, lắc kỹ. Dùng cọ vẽ chấm hỗn hợp đã lắc lên lọ thủy tinh.
- Bước 4: Hong khô lọ thủy tinh ở nơi thoáng mát.
- Bước 5: Tận hưởng kết quả bóng đèn tự phát sáng đẹp mắt bằng cách buộc dây len vào lọ thủy tinh. Ngay sau đó, có thể mang đèn đi rước trung thu.
Cách làm bóng đèn tự phát sáng chơi trung thu
>> Xem thêm: Cách làm đèn LED nhấp nháy đơn giản tại nhà không tốn kém
5.3 Cách làm đèn tự sáng bằng sơn dạ quang
- Bước 1: Đổ sơn dạ quang với màu vẽ vào bát và trộn đều. Tỉ lệ bột dạ quang + màu vẽ là 2:1 để đèn phát sáng tốt hơn.
Trộn màu vẽ với sơn dạ quang
- Bước 2: Dùng cọ vẽ chấm hỗn hợp lên lọ thủy tinh, có thể chấm bên trong hay bên ngoài lọ đều được. Lưu ý: Chấm màu bên trong sẽ bền hơn, vì chấm bên ngoài màu dễ trôi khi gặp nước.
Chấm màu vào lọ thủy tinh
Tự tạo hình vẽ tùy thích
- Bước 3: Phơi đèn dưới nắng để đèn phát sáng nhanh và rõ hơn. Nếu làm buổi tối, có thể đặt lọ thủy tinh dưới đèn sợi đốt đang sáng để khô nhanh.
Phơi khô lọ thủy tinh
- Bước 4: Buộc lọ thủy tinh vào que để đi rước đèn.
Thành quả của chiếc đèn tự phát sáng không cần điện, không cần pin
* Lưu ý: Sau một thời gian sử dụng nếu đèn sáng yếu, hãy phơi nắng 30 - 45 phút để sử dụng tiếp.
Xem thêm: 11 cách làm bóng đèn LED chiếu sáng đơn giản dễ nhất
Trên đây là những cách làm bóng đèn tự phát sáng không cần điện, chi phí thấp. Với hướng dẫn chi tiết và những dụng cụ đơn giản, giá rẻ này ai cũng có thể tự làm nên chiếc đèn tự sáng. Hãy nhanh tay tự làm ngay một bóng đèn tự phát sáng để trang trí hoặc sử dụng cho ngày mất điện nhé!
Đánh giá của bạn :
0 Bình luận