Đơn vị uy tín hàng đầu thị trường cung cấp các sản phẩm đèn LED

Hướng dẫn cách tự đóng cọc tiếp địa đạt chuẩn, an toàn, tiết kiệm

Nội dung

    Muốn hệ thống chiếu sáng Đèn LED đạt chất lượng cao cần phải đóng cọc tiếp địa. Cọc tiếp địa là gì? Cách sử dụng đóng cọc tiếp đất này có gì đặc biệt? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách tự đóng cọc tiếp địa đạt chuẩn, an toàn.

    1. Cọc tiếp đất là gì?

    1.1 Khái niệm

    • Cọc tiếp đất là một trong những thiết bị chủ chốt của hệ thống chống sét tiếp địa để làm tiêu tan tia sét.. được dùng trong việc lắp đặt các hệ thống cột đèn chiếu sáng ngoài trời. 
    • Bên cạnh đó còn được sử dụng trong hệ thống nhà dân dụng; thang máy để chống sét, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
    Tiếp địa cột đèn chiếu sáng

    Tiếp địa cột đèn chiếu sáng

    1.2 Tiêu chuẩn đóng cọc tiếp địa

    Tiêu chuẩn kỹ thuật về cọc tiếp địa được quy định tại TCVN 9358:2012: Lắp đặt hệ thống nối đất, thiết bị cho các công trình công nghiệp:

    • Hệ thống cọc tiếp địa phải được đặt hoàn toàn trong lòng đất.
    • Độ sâu lắp đặt cọc tiếp địa phải theo quy định đạt từ 0,5m – 1,2m (từ đỉnh cọc đến mặt đất liền thổ).
    • Cọc tiếp địa thép góc phải có chiều dày không nhỏ hơn 4mm, thiết bị này phải được mạ kẽm nóng hoặc được bảo vệ chống ăn mòn bằng phương pháp khác.
    • Cọc tiếp địa loại ống kim loại phải có đường kính trong tối thiểu 19mm và chiều dày ống tối thiểu 2,45mm.
    • Khoảng cách đóng cọc tiếp địa của hai cọc gần nhất phải bằng 1 – 2 lần chiều dài của mỗi cọc đóng xuống đất.

    2. Hướng dẫn cách đóng cọc tiếp địa

    2.1 Chọn loại cọc tiếp địa phù hợp

    • Tùy vào nhu cầu sử dụng, bản thiết kế chống sét, cũng như khả năng tài chính mà bạn có thể lựa chọn cọc tiếp địa phù hợp. Các loại cọc tiếp địa thường được sử dụng là cọc đồng, cọc thép mạ đồng, cọc thép mạ kẽm. 
    • Nên chọn cọc có 1 đầu nhọn để dễ dàng đóng xuống đất khi cần. Lựa chọn sản phẩm dây đồng M50mm – M70mm chính hãng để liên kết các cọc nối đất.
    • Ngoài ra, các cọc tiếp địa này phải có đường kính tối thiểu là phi 14 hoặc phi 16 và có chiều dài 2,4m trở lên.

    2.2 Kiểm tra vị trí đặt cọc tiếp địa

    • Cần chọn vị trí đặt cọc tránh các công trình ngầm khác như cáp ngầm hay hệ thống ống nước.
    • Chọn nơi có mặt bằng phẳng để dễ dàng cho việc đào, khoan,...
    Kiểm tra vị trí đặt cọc tiếp đất

    Kiểm tra vị trí đặt cọc tiếp đất

    2.3 Khoảng cách đóng cọc tiếp địa

    • Cách lắp đặt hệ thống tiếp địa chống sét cần phải đúng kỹ thuật, khoảng cách giữa hai cọc tiếp địa tối thiểu phải là 1,5 lần chiều dài của cọc tiếp địa và thường là 2,4m- 5,2m. Đầu của cọc phải nhô lên khỏi rãnh tầm 15cm.
    Khoảng cách tối thiểu giữa 2 cọc tiếp địa

    Khoảng cách tối thiểu giữa 2 cọc tiếp địa

    2.4 Độ sâu đóng cọc tiếp đất bao nhiêu?

    • Đào rãnh rộng khoảng 0,3m và có độ sâu khoảng 0.5m để thích hợp cho việc đi dây.

    2.5 Các hàn cọc tiếp địa

    2.6 Sử dụng máy đóng cọc tiếp địa

    3. Các bước đóng cọc tiếp địa

    Các bước đóng cọc tiếp địa được thực hiện theo trình tự như sau:

    Bước 1: Đào rãnh.

    Bước 2: Đóng cọc tiếp đất xuống rãnh đã đào.

    Bước 3: Nối cọc tiếp địa với cáp đồng trần, thanh đồng tiếp địa thông qua các loại kẹp hoặc hàn hóa nhiệt.

    Bước 4: Đo điện trở suất đất và đổ hóa chất giảm điện trở đất.

    Bước 5: Lấp đất hoàn trả mặt bằng khi điện trở đất đạt mức cho phép.

    Lắp đặt cột tiếp địa chiếu sáng

    Lắp đặt cột tiếp địa chiếu sáng

    Trên đây là những thông tin cần biết về cách đóng cọc tiếp đất đạt chuẩn, an toàn giúp đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng. Nếu quý khách còn thắc mắc về sản phẩm liên hệ ngay 0332.599.699 để được chuyên viên kỹ thuật tư vấn một cách tốt nhất.

    Xem thêm:

    Cách kiểm tra chấn lưu hỏng

    3 cách cách kiểm tra đèn led bằng đồng hồ vạn năng

    Cách làm đèn led nhấp nháy

    Đánh giá của bạn :

    0 Bình luận

    Đối tác tiêu biểu

    icon-ribbon Sản phẩm chính hãng
    icon-shield Dịch vụ uy tín
    icon-changing Đổi trả trong 7 ngày
    icon-delivery Giao hàng toàn quốc

    Call center