Đơn vị uy tín hàng đầu thị trường cung cấp các sản phẩm đèn LED

Tại sao đèn huỳnh quang có hiện tượng nhấp nháy. 5 cách khắc phục

Nội dung

    Tại sao đèn huỳnh quang có hiện tượng nhấp nháy? Đây là câu hỏi phổ biến khi sử dụng đèn huỳnh quang trong hệ thống chiếu sáng. Đèn huỳnh quang có hiệu suất chiếu sáng tốt, tuổi thọ cao và không tiêu hao quá nhiều điện năng. Tuy nhiên, đèn có hiện tượng nhấp nháy là hiện tượng rất phổ biến. Cùng tìm hiểu lý do qua bài viết dưới đây.  

    1. Tại sao đèn huỳnh quang có hiện tượng nhấp nháy?

    Tại sao đèn huỳnh quang có hiện tượng nhấp nháy? 

    Tại sao đèn huỳnh quang có hiện tượng nhấp nháy? 

    1.1 Điểm tiếp xúc giữa máng đèn với chân bóng đèn kém

    • Khi điểm tiếp xúc giữa máng đèn với chân bóng đèn kém sẽ khiến cho dây điện ở bên trong bị đứt. 
    • Dẫn đến việc bóng đèn sẽ nhấp nháy liên tục mà không phát sáng ổn định được. 
    • Ngoài ra, nếu tắc te hoặc chấn lưu bóng đèn có vấn đề thì dây điện ở bên trong cũng rất dễ bị đứt và dẫn đến hiện tượng trên.

    1.2 Bóng đèn huỳnh quang bị nhấp nháy do nguồn điện yếu

    • Nếu nguồn điện tổng không đủ để cung cấp năng lượng cho bóng đèn thì khi bật công tắc lên, bóng đèn cũng sẽ nhấp nháy, chớp tắt liên tục.

    1.3 Bóng đèn tuýp bị nhấp nháy do lắp đặt sai kỹ thuật

    • Khi tiến hành lắp đặt, nếu dây điện đi qua công tắc mà kết nối trực tiếp nguồn điện với bóng đèn sẽ dẫn đến hiện tượng bóng đèn bị nhấp nháy. 
    • Chính vì vậy, việc lắp đặt sai kỹ thuật, sai mạch điện cũng sẽ làm cho bóng đèn gặp phải hiện tượng bị chớp tắt liên tục.
    Sơ đồ lắp đặt đèn huỳnh quang đúng kỹ thuật 

    Sơ đồ lắp đặt đèn huỳnh quang đúng kỹ thuật 

    1.4 Do tắc te bị hỏng hoặc nhiệt độ quá thấp

    • Khi bóng đèn bị nhấp nháy liên tục kèm theo đó là hiện tượng đỏ ở hai đầu thì nguyên nhân chính là do tắc te bị hỏng hoặc do nhiệt độ bên ngoài quá thấp.
    Tắc te của đèn huỳnh quang 

    Tắc te của đèn huỳnh quang 

    1.5 Do dây điện bị đứt bên trong

    • Dây điện bị đứt bên trong khiến bóng đèn nhấp nháy liên tục. 

    1.6 Các chi tiết bên trong đèn bị hỏng

    • Một số bộ phận bên trong đèn bị hỏng ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của đèn dẫn đến việc bóng đèn nhấp nháy liên tục. 

    1.7 Chấn lưu không phù hợp với công suất của đèn 

    • Chấn lưu có tác dụng hạn chế dòng, khi hồ quang xuất hiện, tổng trở của đèn sẽ bị giảm. Do đó, chấn lưu không phù hợp với công suất của đèn cũng gây ra hiện tượng nhấp nháy ở đèn huỳnh quang. 

    2. Bóng đèn huỳnh quang bị nhấp nháy gây ra tác hại như thế nào ?

    2.1 Đối với người sử dụng

    Gây giảm thị lực

    Đèn huỳnh quang bị nhấp nháy gây giảm thị lực 

    Đèn huỳnh quang bị nhấp nháy gây giảm thị lực 

    • Nếu tốc độ nhấp nháy càng nhanh, mắt càng cần điều tiết nhiều để bắt kịp với hình ảnh. 
    • Đôi mắt sẽ liên tục bị kích thích khiến các tế bào cảm thụ ánh sáng phải làm việc liên tục nên dễ mỏi, nhức mắt. 
    • Về lâu dài, nó sẽ khiến mắt có các bệnh lý khó phục hồi như cận thị, viễn thị, loạn thị,…

    Ảnh hưởng tới tinh thần

    Ánh sáng bị nhấp nháy gây đau đầu và căng thẳng 

    Ánh sáng bị nhấp nháy gây đau đầu và căng thẳng 

    • Làm việc trong không gian với ánh sáng ổn định giúp bạn giữ được sự tỉnh táo và minh mẫn, tăng khả năng tập trung và thúc đẩy sự sáng tạo. 
    • Tuy nhiên nếu ánh sáng bị nhấp nháy nhiều sẽ khiến xảy ra hiện tượng đau đầu, căng thẳng và chóng mắt, nghiêm trọng hơn là choáng và nhận thức kém.

    2.2 Đối với đèn huỳnh quang

    Đèn nhấp nháy làm giảm hiệu suất và tuổi thọ bóng 

    Đèn nhấp nháy làm giảm hiệu suất và tuổi thọ bóng 

    • Hiện tượng nhấp nháy báo hiệu đèn lắp chưa chuẩn hoặc dòng điện không ổn định. 
    • Hiện tượng này lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất phát quang và tuổi thọ bóng đèn bị giảm sút đáng kể.

    3. 5 cách để khắc phục hiện tượng nhấp nháy ở đèn huỳnh quang

    3.1 Kiểm tra bóng đèn có hỏng không? 

    Lắp bóng đèn vào máng đèn khác 

    Lắp bóng đèn vào máng đèn khác 

    • Kiểm tra bóng đèn huỳnh quang còn hoạt động tốt hay không bằng cách tháo rời bóng đèn ra và lắp vào một máng tuýp khác. 
    • Nếu hiện tượng nhấp nháy vẫn còn thì nguyên nhân chính là do bóng đèn bị hỏng và cần phải thay.

    3.2 Kiểm tra chấn lưu 

    Kiểm tra chấn lưu đèn huỳnh quang 

    Kiểm tra chấn lưu đèn huỳnh quang 

    • Kiểm tra bằng cách tháo máng đèn và chấn lưu để kiểm tra. 
    • Lắp một tuýp đèn mới vào máng đèn. Nếu bóng đèn vẫn tiếp tục nhấp nháy, cần thay mới chấn lưu.

    3.3 Kiểm tra tắc te

    Kiểm tra tắc te đèn 

     Kiểm tra tắc te đèn 

    • Vặn tắc te theo chiều ngược kim đồng hồ rồi lấy ra để kiểm tra xem có bị đen, bị hỏng hay còn sáng nữa không. 
    • Nếu tắc te bị đen, không sáng thì chúng đã bị hỏng, cần phải thay mới để giúp bóng đèn sáng ổn định.

    3.4 Kiểm tra mạch điện 

    Kiểm tra mạch điện của đèn 

    Kiểm tra mạch điện của đèn 

    • Kiểm tra xem mạch điện đã được lắp đặt đúng kỹ thuật chưa. 
    • Trường hợp bóng đèn sau khi đã ngắt kết nối với nguồn điện nhưng vẫn phát sáng, cần tháo ổ công tắc ra, dùng bút thử điện tìm dây dương sau đó nối dây dương qua công tắc còn dây âm vào bóng đèn.

    3.5 Kiểm tra tiếp xúc của máng đèn và bóng đèn

    Kiểm tra điểm tiếp xúc giữa bóng đèn và máng đèn 

    Kiểm tra điểm tiếp xúc giữa bóng đèn và máng đèn 

    • Kiểm tra máng đèn với bóng đèn tiếp xúc khớp chưa.
    • Nếu tiếp xúc quá chặt hoặc quá lỏng thì cần điều chỉnh lại cho phù hợp. 

    4. Một số thắc mắc liên quan khác

    4.1 Hiệu suất phát quang của đèn huỳnh quang là bao nhiêu phần trăm?

    • Hiệu suất chiếu sáng là chỉ số ánh sáng của đèn led hay còn gọi là hiệu suất phát quang. Đây chính là một đại lượng dẫn xuất thể hiện chất lượng ánh sáng cũng như khả năng tiết kiệm điện của nguồn sáng. 
    • Đèn huỳnh quang có hiệu suất phát quang trung bình đạt 60lm/w.
    • Đèn huỳnh quang được đánh giá là loại thiết bị chiếu sáng tương đối tốt, tiết kiệm điện năng. 

    4.2 Người ta thường dùng đèn huỳnh quang hơn đèn sợi đốt vì

    Sự khác nhau giữa đèn huỳnh quang và đèn sợi đốt  

    Sự khác nhau giữa đèn huỳnh quang và đèn sợi đốt  

    • Sử dụng đèn huỳnh quang giúp tiết kiệm điện năng giảm bớt chi phí sử điện năng, tuổi thọ cao sử dụng bền bỉ hơn tuy nhiên ánh sáng không liên tục.
    • Còn đèn sợi đốt ánh sáng được liên tục nhưng làm tiêu hao nhiều điện năng, tuổi thọ bóng đèn thì thấp khiến chi phí sử dụng điện năng và việc thay bóng đèn tăng lên đáng kể.

    4.3 Bóng đèn huỳnh quang bị đỏ 2 đầu

    Bóng đèn huỳnh quang bị đỏ 2 đầu 

    Bóng đèn huỳnh quang bị đỏ 2 đầu 

    • Đèn huỳnh quang nhấp nháy nhưng vẫn đỏ hai đầu là do tắc te hỏng. 
    • Với những đèn bị nhấp nháy khi đã tắt điện thì nguyên nhân là do người dùng lắp sai mạch điện, khi cho dây (+) đi trực tiếp vào bóng mà không thông qua công tắc.

    Qua bài viết trên, HALEDSTORE đã lý giải 7 lý do tại sao đèn huỳnh quang có hiện tượng nhấp nháy cùng cách khắc phục tại nhà đơn giản. Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 033 259 9699.

    Đánh giá của bạn :

    0 Bình luận

    Đối tác tiêu biểu

    icon-ribbon Sản phẩm chính hãng
    icon-shield Dịch vụ uy tín
    icon-changing Đổi trả trong 7 ngày
    icon-delivery Giao hàng toàn quốc

    Call center