Đơn vị uy tín hàng đầu thị trường cung cấp các sản phẩm đèn LED

Sản xuất cột đèn chiếu sáng theo 7 tiêu chuẩn chất lượng

Nội dung

    Sản xuất cột đèn chiếu sáng là một quy trình gồm nhiều bước và nhiều công đoạn khác nhau. Để tạo ra được thành phẩm chất lượng và an toàn khi đưa vào sử dụng, quy trình sản xuất cột đèn chiếu sáng phải đảm bảo đủ 7 bước theo tiêu chuẩn chất lượng của nhà máy. Cùng HALEDSTORE tìm hiểu ngay 7 tiêu chuẩn cũng như quy trình 7 bước qua bài viết dưới đây. 

    1. 7 tiêu chuẩn sản xuất cột đèn chiếu sáng ngoài trời

    1.1 Tiêu chuẩn chất liệu

    • Chất liệu thiết kế thân cột là tôn thép cuộn cán nóng SS400 có chiều dày từ 3~6mm theo tiêu chuẩn JIS g3101.
    • Bên ngoài cột được phun sơn tĩnh điện, chống gỉ sét. 

    1.2 Tiêu chuẩn chiều cao 

    Chiều cao cột đèn chiếu sáng thông dụng 

    Chiều cao cột đèn chiếu sáng thông dụng 

    • Chỉ số chiều cao cột đèn và công suất cột đèn chiếu sáng phải tỷ lệ thuận với nhau.
    • Cột đèn cao từ 4m đến 9m sử dụng thép cuộn dày 3mm đến 3,5mm.
    • Cột đèn cao từ 9m đến 11m thường được sử dụng thép cuộn dày 3,5 đến 4mm.
    • Trụ đèn cao trên 11m, 12m sử dụng thép cuộn dày trên 4mm. 
    • Theo tiêu chuẩn cột đèn thường có bán kính ngọn là Ø60, bán kính đế trụ tùy theo chiều cao từ Ø150 đến Ø191 sử dụng cho các loại trụ đèn cao áp H4m đến H12m. 

    1.3 Tiêu chuẩn móng cột 

    Các loại móng cột thông dụng 

    Các loại móng cột thông dụng 

    • Hệ thống móng cột đèn chiếu sáng được thiết kế đa dạng kích thước khác nhau. Kích thước tiêu chuẩn M16, tiêu chuẩn M24, tiêu chuẩn M10. 
    • Hệ thống móng cột đèn điện phải được thiết kế chuẩn từ 3 tầng sắt. 

    1.4 Tiêu chuẩn trọng lượng cột đèn chiếu sáng

    • Trọng lượng cột đèn chiếu sáng tỷ lệ thuận với đáy trụ và cần đèn.
    • Trọng lượng của cột đèn luôn phải tương thích với thiết kế và tổng thể của cột đèn để không bị biến dạng trong quá trình sử dụng.

    1.5 Tiêu chuẩn cấu trúc 

    • Thân cột đèn làm hoàn toàn từ thép, không có mối hàn ngang thân. 
    • Mặt cắt ngang của cột đèn chiếu sáng tùy theo yêu cầu cụ thể: hình tròn, lục giác, bát giác, đa giác…
    • Mối hàn dọc theo thân cột được thực hiện bởi máy bóp hàn tự động, sử dụng công nghệ hàn tự động dưới lớp thuốc; hoặc hàn MIG/MAG trong môi trường bảo vệ khí trơ.
    • Cửa cột có khóa an toàn được thiết kế theo kiểu tháo rời hoặc lắp liền.

    1.6 Tiêu chuẩn lớp mạ kẽm

    Quá trình mạ kẽm nhúng nóng 

    Quá trình mạ kẽm nhúng nóng 

    • Tất cả các cột thép sau khi chế tạo đều được mạ kẽm nhúng nóng để bảo vệ bề mặt sản phẩm chống ăn mòn, lớp mạ phù hợp tiêu chuẩn ASTM A123 hoặc tương đương.
    • Sau khi mạ kẽm nhúng nóng, bề mặt ngoài của cột có thể được sơn theo yêu cầu khách hàng.

    1.7 Tiêu chuẩn hoàn thiện 

    • Sản phẩm được mạ kẽm nhúng nóng tiêu chuẩn ASTM A123 để bảo vệ bề mặt cột không bị ăn mòn.
    • Cột đèn chịu được tải trọng gió 45m/s có tính đến hệ số gió giật 1,3 theo tiêu chuẩn EN:40.

    2. Quy trình sản xuất cột đèn chiếu sáng

    Sản xuất cột đèn chiếu sáng tại nhà máy 

    Sản xuất cột đèn chiếu sáng tại nhà máy 

    2.1 Cắt thép cuộn

    • Sau khi chuẩn bị vật liệu theo bản vẽ thiết kế kỹ thuật, kỹ sư sẽ tiến hành cắt thép cuộn bằng máy cắt tự động.
    • Độ dày của thép cuộn được sản xuất theo bảng thiết kế của công trình. 

    2.2 Sử dụng máy chấn cột 

    • Quy trình chấn cột chỉ dành cho cột đèn bát giác và các loại trụ đèn đặc biệt. Trụ đèn tròn côn thì sẽ sử dụng máy uốn trụ.
    • Trong quá trình trấn cột được tính toán kỹ độ chính xác cao, phải giữ cố định thép tấm để máy chấn thép chấn chính xác không bị lệch. Nếu máy chấn thép chấn lệch sẽ làm cho trụ khi thành phẩm bị xoắn, không đều và sẽ không đạt tiêu chuẩn.
    • Thường được cột đèn sử dụng máy trấn thép dài 12m, nếu hơn phải sử dụng máy trấn thép dài hơn. 
    • Máy chấn 12m hoạt động hoàn toàn bằng tự động hóa với công nghệ hiện đại, tối thiểu hóa nhân công sản xuất và giảm thiểu hầu hết các lỗi kỹ thuật, cho ra những thành phẩm đẹp về mẫu mã đảm bảo về kỹ thuật và đúng tiến độ. 

    2.3 Hàn tự động 

    Hệ thống hàn cột thép tự động 

    Hệ thống hàn cột thép tự động 

    • Sau khi chấn xong thì theo công đoạn từng cột đèn cao áp sẽ được chuyển sang máy hàn cột đèn chiếu sáng tự động.
    • Trong quá trình này cần chú ý điều chỉnh lượng xỉ hàn, đường hàn thẳng và lượng khí CO2 vừa đủ để mối hàn không bị to và sủi bọt trong quá trình hàn. 
    • Khi hàn xong thì những cột này sẽ được chuyển sang một công đoạn mới đó là hàn đế cột đèn vào chân trụ đèn.

    2.4 Hàn đế trụ 

    • Đế trụ đèn dày từ 10mm đến 12mm phục vụ cho các trụ cao từ 4m đến 12m. 
    • Thông thường đế cột được tính toán theo kích thước 375x375 đế trụ được cắt theo hình vuông với kích thước 375x375 và được dập bằng máy dập tôn.
    • Sau đó, đế trụ được mang đến máy dập lỗ và thường là lỗ chạy để bắt vào chân khung móng chôn dưới mặt đất được dễ dàng hơn.
    • Sau khi đã hàn đế vào khung móng xong tùy vào bản thiết kế có thể hàn gân tăng cường giữa đế và trụ. Quá trình này giúp cho đế trụ đèn giữ vững hơn và chắc hơn.
    Đế trụ được hàn chắc chắn tại chân cột 

    Đế trụ được hàn chắc chắn tại chân cột 

    2.5 Kiểm tra thành phẩm 

    • Kiểm tra kĩ bằng mắt thường xem xét tất cả các trụ có mối hàn đã đạt tiêu chuẩn hay không.
    • Mài lại những mối hàn mà máy hàn thực hiện chưa được đẹp.

    2.6 Mạ kẽm nhúng nóng

    • Bước 1: Xử lý bề mặt bằng Axit HCL nồng độ cao. 
    • Bước 2: Tẩy rửa lần 2 HCL loãng + Phụ gia hãm Axit ăn mòn thép. 
    • Bước 3: Rửa sạch Axit và Clorua sắt trong hai bước trên tại bể tràn. 
    • Bước 4: Kiểm tra toàn bộ trước khi nhúng. 
    • Bước 5: Xử lý hóa chất tăng độ bám dính kẽm, sấy khô và chống tái oxi hóa. 
    • Bước 6: Nhúng vào dung dịch Zn nóng 98% Zn, tại 4540C hóa chất còn lại. 
    • Bước 7: Làm nguội nhúng vào bể nước tràn
    • Bước 8: Kiểm tra bề mặt theo tiêu chuẩn ASTM A123 hoặc tương đương đảm bảo đều lớp mạ. 

    2.7 Hoàn thiện

    • Kiểm tra độ rỉ sét trên bề mặt cột đèn.
    • Đánh giá là chưa đạt chuẩn khi xuất hiện rỉ 5% trên bề mặt. 

    3. Công nghệ sản xuất cột đèn chiếu sáng 

    • Công nghệ sản xuất cột đèn tròn côn, bát giác, liền cần, rời cần…
    • Công công nghệ sản xuất cột đèn trang trí sân vườn
    • Công nghệ sản xuất cột đèn pha.
    • Công nghệ sản xuất cột đèn nâng hạ.
    • Công nghệ sản xuất cột đèn chiếu sáng biển quảng cáo.
    • Công nghệ sản xuất các loại phụ kiện đi kèm cột đèn chiếu sáng.

    4. 3 loại cột đèn chiếu sáng thông dụng 

    4.1 Cột đèn bát giác

    Cột đèn bát giác rời cần

    Cột đèn bát giác rời cần 

    Cột đèn bát giác rời cần 

    • Cột đèn được đúc liền một đường dọc theo chiều dài của cột; không có đường hàn nối ở ngang thân cột.
    • Cột đèn đảm bảo kín khít hoàn toàn, tránh xảy ra chập cháy điện khi có tác động từ môi trường bên ngoài, an toàn cho người đi đường.

    Cột đèn bát giác liền cần đơn

    Cột đèn bát giác liền cần đơn 

    Cột đèn bát giác liền cần đơn 

    • Trụ đèn thiết kế thẳng đứng và rỗng bên trong với chiều dày 3.5mm.
    • Mỗi đường nét đều được chau chuốt tỉ mỉ, trơn tru nhờ công nghệ đúc khuôn sẵn trên dây chuyền công nghệ hiện đại.  

    Cột đèn bát giác liền cần đôi 

    Cột đèn bát giác liền cần đôi 

    Cột đèn bát giác liền cần đôi 

    • Cột đèn có khả năng chịu áp lực gió lên tới gần 50m/s. 
    • Có thể sử dụng cột lắp ngoài trời trong thời gian lâu dài mà không bị cong vênh, khả năng chịu nóng tốt; không bị han gỉ. 

    4.2 Cột đèn tròn côn 

    Cột đèn tròn côn rời cần

    Cột đèn tròn côn rời cần 

    Cột đèn tròn côn rời cần 

    • Cột rời cần có thể lắp đặt nhiều loại cần và đèn LED khác nhau. Khi cần hỏng cũng chỉ cần thay cần, không cần thay cả bộ cột như loại cột liền cần. 
    • Cột thường được lắp đặt cho hai bên đường tỉnh lộ, quốc lộ, cầu vượt trên cao, đường cao tốc,... 

    Cột đèn tròn côn liền cần đơn

    Cột đèn tròn côn liền cần đơn 

    Cột đèn tròn côn liền cần đơn 

    • Thân đèn hình trụ tròn nhỏ dần ở phía đỉnh cột thiết kế rời cần ống côn. 
    • Cột đèn sẽ được đặt vào trong khung móng bê tông cốt thép và cố định lại bằng bu lông ốc vít. 

    Cột đèn tròn côn liền cần đôi

    Cột đèn tròn côn liền cần đôi 

    Cột đèn tròn côn liền cần đôi 

    • Cửa cột được thiết kế nắp kín, đảm bảo an toàn cho hệ thống điện khi mưa gió, sấm chớp.
    • Cột đèn có cấu tạo bằng thép chống gỉ theo tiêu chuẩn SS400, JIS G3101. 

    4.3 Cột đèn sân vườn 

    Một số mẫu cột đèn sân vườn phổ biến 

    Một số mẫu cột đèn sân vườn phổ biến 

    • Cột đèn được cấu tạo với đế trụ vững chắc, bám vào đất hoặc khoảng bê tông để giữ cho thân cột đứng thẳng.
    • Trụ đèn có thiết kế với nhiều mẫu mã, đa dạng phong cách từ cổ điển cho đến hiện đại được làm bằng chất liệu gang đúc, nhôm

    5. Nhà máy sản xuất bán cột đèn chiếu sáng 

    5.1 Công ty sản xuất cột đèn chiếu sáng khu vực Hà Nội

    • Công Ty TNHH MỘT THÀNH VIÊN CHIẾU SÁNG & THIẾT BỊ ĐÔ THỊ HAPULICO (Cụm công nghiệp HAPULICO, Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội  -  KCN Phú Nghĩa, Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội).
    • Công Ty TNHH SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI HIKARU VIỆT NAM (Số 75E, Ngõ 30, Đường Ngọc Thụy, Phường Ngọc Thụy, Quận Long Biên, TP.Hà Nội, Việt Nam).
    • Công ty đèn LED HALEDCO (Số 3D2 KĐT, Cầu Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội). 

    5.2 Công ty sản xuất trụ đèn chiếu sáng miền Nam 

    • Công Ty TNHH SX TM DV XNK CHIẾU SÁNG VIỆT NAM (31A Hoàng Quốc Việt, Phường Phú Thuận, Quận 7, TPHCM)
    • Công Ty TNHH SX TM XÂY LẮP ĐIỆN CHIẾU SÁNG & THIẾT BỊ ĐÔ THỊ HƯNG ĐẠO (1387/21A Hoàng Quốc Việt,Phường Phú Thuận, Quận 7,Tp. Hồ Chí Minh).
    • Công Ty TNHH TM SX TRỤ ĐÈN TOÀN THẮNG (527 QL 13, KP 5, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, TP.HCM). 

    Trên đây là quy trình sản xuất cột đèn chiếu sáng theo 7 tiêu chuẩn chất lượng và 3 loại cột đèn chiếu sáng thông dụng nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết về cột đèn pha cao áp và quy trình lắp đặt, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 033 259 9699.

    Đánh giá của bạn :

    0 Bình luận

    Đối tác tiêu biểu

    icon-ribbon Sản phẩm chính hãng
    icon-shield Dịch vụ uy tín
    icon-changing Đổi trả trong 7 ngày
    icon-delivery Giao hàng toàn quốc

    Call center