Bóng đèn cao áp sodium là gì? Có nên dùng đèn sodium không?
Nội dung
Đèn sodium là gì? Đặc điểm và nguyên lý hoạt động của bóng đèn cao áp sodium ra sao? Có nên sử dụng bóng đèn sodium không? Đây đều là những thông tin cơ bản về loại đèn này nhưng không phải ai cũng biết. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Đèn sodium là gì?
Bóng đèn sodium là gì?
- Đèn sodium hay bóng đèn cao áp sodium hay đèn cao áp natri là loại đèn sử dụng hơi natri ở thể ion hóa để đèn phát sáng. Đây là một trong những dòng đèn HID. (Xem thêm: Đèn HID là gì? Xu hướng sử dụng đèn HID hiện nay)
- Đèn thường có ánh sáng vàng
- Bóng đèn sodium thương có công suất cao từ 100w, 150w, 200w,....
- Bóng đèn sodium thường phải sử dụng Ignitor để đèn có thể hoạt động.
2. Đặc điểm cấu tạo bóng đèn cao áp sodium là gì?
- Bóng đèn sodium được cấu tạo hết sức đơn giản bao gồm 1 ống hồ quang điện hẹp gắn điện cực hai đầu được cố định bởi các thanh đỡ lắp trong một bóng đèn.
Cấu tạo bóng đèn sodium
- Ống hồ quang điện được làm từ gốm có đặc tính chịu được nhiệt độ cao, áp suất cao và chống ăn mòn tốt.
- Bên trong ống hồ quang điện có chứa natri – neon – agon
- Ống được bịt kín và hút chân không để ngăn cản các chất từ bên ngoài xâm nhập vào.
3. Nguyên lý hoạt động của bóng đèn cao áp sodium
- Để hoạt động, bóng đèn cao áp sodium cần sử dụng thêm chấn lưu, ignitor, tụ điện.
- Bắt đầu Ignitor sẽ gửi xung cao áp chạy qua khí xenon có trong ống hồ quang, lúc đó đèn sẽ phát ra màu xanh như đèn xenon. (Xem thêm: Ignitor là gì?)
- Dòng hồ quang tiếp tục làm nóng thủy ngân và hơi thủy ngân sẽ phát sáng.
- Hơi natri được trộn lẫn với các tạp chất khác để tạo ra ánh sáng trắng nhiều hơn do thủy ngân hỗ trợ thêm phổ ánh sáng màu xanh với phổ màu vàng tinh khiết của sodium.
4. Ứng dụng bóng đèn cao áp sodium trong thực tế
4.1. Đèn cao áp natri chiếu sáng đường phố
Đèn đường cao áp sodium
- Bóng đèn cao áp sodium được sử dụng chiếu sáng đường trong làng, đường phố đô thị, đường quốc lộ, đường cao tốc
- Đèn ánh sáng vàng không gây chói mắt, đảm bảo khả năng quan sát cho các phương tiện đi lại
- Đặc biệt chi phí đầu tư thấp sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho nhiều dự án công trình có vốn đầu tư hạn hẹp.
4.2 Chiếu sáng sân thể thao
Đèn công suất cao sử dụng chiếu sáng sân bóng
- Để chiếu sáng khu thể thao, sân vui chơi, bóng đèn công suất cao được sử dụng là 400w, 500w hay 1000w
- Bắt buộc bạn phải sử dụng những công suất cao như vậy mới có thể đảm bảo độ phủ sáng hiệu quả ở những không gian rộng như vậy.
4.3 Chiếu sáng lối đi khu công nghiệp, xí nghiệp
- Bóng đèn sodium có khả năng chống nước, chống bụi nên thường được lắp đặt ở ngoài trời
- Chiếu sáng khu công nghiệp đảm bảo an ninh khu vực
- Khi đó bạn cần sử dụng cột đèn với độ cao phù hợp với công suất của đèn.
4.4 Chiếu sáng trường học, bệnh viện,...
- Ánh sáng của đèn sodium đảm bảo cung cấp đầy đủ ánh sáng cần thiết cho trường học và bệnh viện - những khu vực yêu cầu độ chiếu sáng không quá cao.
- Ánh sáng đảm bảo khả năng quan sát ở mức tốt.
- Chiếu sáng tiết kiệm điện hơn so với bóng đèn sợi đốt
5. So sánh ưu điểm - nhược điểm đèn sodium, đèn metal halide và đèn LED
5.1 Ưu - nhược điểm đèn cao áp sodium
Ưu điểm đèn cao áp natri
- Chiếu sáng hiệu quả hơn so với đèn sợi đốt và đèn thủy ngân gấp 4 lần
- Bóng đèn có đầy đủ công suất từ thấp tới cao, từ 35w cho tới 1000w
- Kích thước nhỏ gọn, dễ lắp đặt và có tính ứng dụng cao
Kiểu dáng bóng đèn sodium
Nhược điểm đèn cao áp natri
- Thời gian khởi động đèn mất từ 3 - 5 phút đèn mới có thể phát sáng
- Không đa dạng về màu sắc ánh sáng. Đèn chỉ có ánh vàng
- Bóng đèn sinh nhiệt tương đối cao
- Ánh sáng phát ra có chứa một số hóa chất độc hại
5.2 Ưu - nhược điểm đèn metal halide
Ưu điểm
- Cường độ ánh sáng và quang thông không giảm theo thời gian.
- Chất lượng ánh sáng tốt hơn so với bóng đèn sodium
Bóng đèn Metal Halide
Nhược điểm
- Đèn phát ra tiếng ồn khi hoạt động
- Tuổi thọ thấp chỉ từ 6.000 giờ - 15.00 giờ
- Không bật tắt thường xuyên được, thời gian khởi động đèn lâu
- Ánh sáng có chứa hóa chất gây hại
>> Xem thêm: Halide là gì? 4 thông tin quan trọng không thể bỏ qua
5.3 Ưu - nhược điểm đèn LED
Các loại bóng đèn LED hiện nay đang được nhiều khách hàng ưa chuộng sử dụng bởi nhiều ưu điểm nổi bật, khắc phục được mọi nhược điểm của đèn truyền thống.
Ưu điểm
- Độ bền cao, thời gian chiếu sáng lên đến 65.000 giờ
- Chất lượng ánh sáng hoàn hảo, phản chiếu chân thực mọi vật
- Đa dạng sự lựa chọn về màu sắc: trắng/trắng ấm/trung tính/RGB,...
- Ánh sáng an toàn, không chứa hóa chất gây hại
- Đèn sáng tức thì khi bật công tắc, không mất thời gian chờ, không giới hạn số lần bật/tắt đèn.
Các loại bóng đèn LED hiện nay
Nhược điểm
- Chi phí đầu tư cao hơn so với các loại bóng truyền thống
6. Có nên sử dụng đèn LED thay thế đèn sodium và đèn metal halide
Với những thông tin so sánh về ưu nhược điểm của từng bóng đèn ở trên có thể dễ dàng nhận thấy, bóng đèn LED ra đời thay thế cho đèn sodium và đèn metal halide là một giải pháp chiếu sáng hiệu quả cao.
- Bóng đèn LED khắc phục nhược điểm tiêu tốn nhiều điện năng của đèn truyền thống. Trong khi các bóng đèn truyền thống chỉ sử dụng hiệu quả từ 10 - 40% lượng điện năng thì đèn LED sử dụng hiệu quả tới 90%. Điện năng không bị chuyển hóa nhanh nhiệt năng
- Độ an toàn của bóng LED cao hơn. Đèn LED không gây nóng, hạn chế chập cháy. Ánh sáng không chứa các hóa chất gây hại.
- Đèn LED có độ bền cao gấp 3 lần so với đèn sodium và đèn Metal Halide. Tiết kiệm thời gian và chi phí sử dụng khá lớn.
- Bên cạnh đó, ánh sáng của đèn LED chiếu sáng vượt trội hơn hẳn so với đèn sodium. Màu sắc ánh sáng đa dạng hơn, phản chiếu chân thực hơn.
- Ngoài ra còn rất nhiều điều khác khiến bạn nhất định phải sử dụng đèn LED như: kiểu dáng hiện đại, đa dạng mẫu mã, lắp đặt đơn giản, nhiều tính năng hiện đại,...
Với những điều trên, nếu bạn vẫn còn đang sử dụng đèn truyền thống, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng đèn LED để thay thế.
Đèn Sodium là gì? Có nên dùng đèn Sodium không? Đây là 2 vấn đề quan trọng nhất mà chúng tôi muốn chuyển tới bạn qua bài viết trên. Mong rằng bài viết sẽ thực sự hữu ích với bạn.
Đánh giá của bạn :
0 Bình luận