Giải pháp cho đèn pha LED bị nhấp nháy trong 5 phút hiệu quả
Nội dung
Hiện tượng đèn pha LED bị nhấp nháy là khi gặp một số sự cố bên trong linh kiện đèn khiến đèn không thể chiếu sáng như bình thường, ánh sáng cứ bật lên rồi lại tắt liên tục hoặc ngắt quãng. Đèn LED bị nhấp nháy trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến mắt người dùng và chất lượng của đèn LED. Tham khảo thông tin dưới đây để biết cách khắc phục:
1. Các dấu hiệu thường thấy khi đèn pha LED bị nhấp nháy
1.1 Bóng đèn pha LED xe máy bị nhấp nháy
- Xe máy thường xuyên xuất hiện nhiều vấn đề như cháy bóng, ánh sáng bị mờ, đèn chiếu xa của xe bị nhấp nháy. Mỗi vấn đề đều có nguyên nhân riêng của nó.
- Hiện tượng đèn pha LED bị nhấp nháy xảy ra khi người dùng bật chế độ đèn pha chiếu xa nhưng bóng đèn lại bị nhấp nháy, không chiếu sáng bình thường được, nhấp nháy liên tục, tầm nhìn xa bị giảm đi.
- Mấu chốt dẫn đến việc đèn nhấp nháy thường do đui và cổ công tắc đèn bị lỏng hoặc do mạch chập điện cos - pha.
- Bóng đèn nhấp nháy không sáng.
- Bóng đèn nhấp nháy liên tục.
- Bóng đèn LED tròn bị nhấp nháy
Đèn pha xe máy bị nhấp nháy gây khó khăn cho việc tham gia giao thông
1.2 Bóng đèn pha LED ngoài trời bị nhấp nháy
- Đèn pha LED là dòng đèn hoạt động tương đối ổn định với chất lượng ánh sáng tốt.
- Hai loại đèn pha LED là đèn pha LED chip COB và đèn pha LED SMD khi nhấp nháy sẽ có các biểu hiện khác nhau.
- Đèn LED COB khi bị nhấp nháy sẽ chớp bật rồi lại tắt đèn liên tục hoặc ngắt nhịp.
- Đèn pha LED chip SMD khi bị nhấp nháy có thể bị nháy tất cả các LED cùng lúc hoặc nháy một phần. Khi đó có thể xuất hiện hiện tượng nháy sáng và sáng kém hơn
Đèn pha ngoài trời bị nhấp nháy
Xem thêm:
2. Nguyên nhân làm đèn pha LED bị nhấp nháy
2.1 Chất lượng nguồn LED
- Chất lượng nguồn LED ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chiếu sáng của đèn LED. Chất lượng nguồn kém là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến đèn LED bị nhấp nháy.
- Nguồn LED được ví như lá phổi của bộ đèn có tác dụng chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành dòng một chiều cho đèn sử dụng.
- Do đó khi driver chất lượng kém làm ảnh dẫn đến nguồn điện đến đèn LED không được ổn định, dòng điện không đáp ứng được yêu cầu chiếu sáng của nguồn sinh ra hiện tượng nhấp nháy của đèn.
Sử dụng nguồn đèn pha chất lượng cao, hạn chế tối đa tình trạng nhấp nháy
2.2 Lắp sai mạch điện
- Đây là một trong những nhầm lẫn thường thấy của người dùng làm cho thiết bị gặp sự cố.
- Mạch điện là là hệ thống bao gồm linh kiện điện tử có vị trí và công dụng khác nhau được nối với nhau bởi dây dẫn tạo thành thiết bị điện.
- Khi mạch điện tử bị lắp sai, dây điện được đấu nối trực tiếp đến bóng mà không qua công tắc hay đối nhầm đường dẫn có thể khiến đèn nhấp nháy liên tục đến khi hỏng nếu không được xử lý kịp thời.
Sơ đồ mạch điện đơn giản dùng để lắp đặt hai đèn pha chiếu sáng
2.3 Chất lượng tản nhiệt của đèn kém
- Các dòng đèn pha có công suất lớn thường tỏa ra một lượng nhiệt năng đáng kể. Để lượng nhiệt năng này nhanh chóng được giải phóng và không gây hại đến các linh kiện bên trong các mẫu đèn LED thường được thiết kế bộ phận tản nhiệt chuyên biệt từ chất liệu nhôm kỹ thuật cho quá trình tản nhiệt diễn ra nhanh chóng.
- Thiết kế bộ phận tản nhiệt thường có dạng rãnh sâu giúp nhiệt được truyền đi nhanh hơn.
- Bộ phận tản nhiệt chất lượng kém, thiết kế không dẫn nhiệt tốt dẫn đến đèn bị nóng lên nhanh dẫn đến các linh kiện điện tử hoạt động không ổn định, nhất là nguồn LED.
Thiết kế bộ phận tản nhiệt đạt tiêu chuẩn
2.4 Không phát hiện sự cố kịp thời
- Nguyên nhân lớn nhất làm đèn pha bị nhấp nháy là chất lượng và khả năng hoạt động của bộ nguồn.
- Tuy nhiên nếu người dùng phát hiện ra bộ nguồn kém chất lượng trước khi mua hoặc phát hiện ra ngay khi sử dụng và thay mới bộ nguồn mới thì sẽ không làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của đèn pha LED.
- Nếu đèn đã bị nhấp nháy trong một thời gian dài nhưng người dùng vẫn không phát hiện để tình trạng nhấp nháy nặng rồi mới phát hiện khi đó có thể ảnh hưởng đến khả năng chiếu sáng của đèn, kho khăn khi sửa chữa.
Xem thêm: Tổng hợp 101+ mẫu đèn pha LED tròn bán chạy nhất
3. Lý do bóng đèn LED tắt rồi vẫn nhấp nháy
Đấu sai dây
- Trong quá trình đấu dây vào công tắc, thợ điện đã đấu nhầm dây. Bình thường sẽ đấu dây nóng vào công tắc thì họ đấu nhầm thành dây mát.
- Nếu sử dụng bóng đèn sợi đốt, chúng sẽ không phát sáng, tuy nhiện đèn led chỉ sử dụng nguồn điện áp thấp, do đó xảy ra hiện tượng đèn phát ánh sáng mờ khi đã tắt công tắc.
- Trường hợp này bạn chỉ nhờ thợ điện đấu nối lại mạch điện cho chuẩn là khắc phục được.
Một số thiết bị chuyển mạch vẫn chạy
- Một lượng điện nhỏ thông qua các bóng đèn ngay cả khi tắt, thường là để cấp nguồn cho các thiết bị nhỏ ở công tắc như bộ hẹn giờ, cảm biến chuyển động….
- Nguyên nhân có thể do thiết bị chuyển mạch của bạn có một trong những tính năng đó.
- Đèn led hiệu quả hơn và chỉ sử dụng nguồn điện áp thấp, do đó nó có khả năng sẽ phát sáng mờ.
Nguồn điện từ tụ
- Một tụ điện có thể cung cấp cho đèn led đủ lượng điện để phát sáng trong thời gian ngắn.
- Bạn có thể hạn chế hiệu ứng này bằng cách sử dụng một nguồn cung cấp điện với tụ lọc nhỏ hơn.
Để hiểu thêm về cách sửa đèn pha, người dùng nên tham khảo đèn pha là gì để hiểu hơn về tính chất của đèn pha và biết các dòng đèn pha phổ biến, thuận tiện hơn cho quá trình sửa chữa.
4. Cách sửa đèn pha LED bị nhấp nháy
4.1 Cách sửa đèn pha LED bị nhấp nháy
Hiện tượng nhấp nháy ở đèn pha LED không có nghĩa rằng cần thay một bóng đèn mới. Một số các trường hợp, sự cố nhấp nháy có thể được giải quyết một cách đơn giản. Hãy thử một số cách sửa đèn LED nhấp nháy:
- Cách 1: Kiểm tra dòng điện. Đèn LED có thể nhấp nháy nếu có sự thay đổi điện áp trong dây dẫn của ổ cắm. Nếu đèn pha của bạn nhấp nháy khi một thiết bị khác hoặc hệ thống điện đang được sử dụng có thể là lỗi của dao động điện. Giải quyết các vấn đề tải trọng dao động trong hệ thống điện của bạn, có thể bạn sẽ giải quyết việc đèn nhấp nháy.
- Cách 2: Tìm các thiết bị bị chập điện. Nếu đèn pha LED của bạn có xu hướng nhấp nháy khi các thiết bị khác bật, có thể lỗi do chập điện. Khi một thiết bị bật và nó hút điện, nó có thể gây mất mát lượng năng lượng mà đèn LED cần sử dụng. Chuyển các thiết bị có vấn đề sử dụng một mạch chuyên dụng có thể giải quyết vấn đề này.
Xử lý sự cố bằng cách kiểm tra các thiết bị điện cùng hệ thống điện khác
- Cách 3: Kiểm tra lại kết nối Kết nối lỏng lẻo có thể gây ra đèn nhấp nháy. Nếu đèn LED không được gắn chặt vào thiết bị, chúng có thể bị nhấp nháy – hãy thử gắn lại các kết nối trên bóng đèn của bạn. Các kết nối dây điện lỏng lẻo trong bộ móc cũng có thể gây lỗi. Lưu ý ngắt nguồn điện trước khi chỉnh lại tất cả các kết nối dây điện trên đèn.
- Cách 4: Làm sạch các kết nối Nếu bạn đã hiểu chính lại các kết nối có trên đèn mà không giải quyết được vấn đề thì bụi hoặc các mảnh vụn trong các đầu nối của thiết bị có thể gây ra sự kết nối lỏng lẻo dẫn đến nhấp nháy. Sử dụng bình khí nén, thổi ra điểm đấu nối của thiết bị. Lắp đặt lại bóng đèn và kết nối lại với nguồn điện khi hoàn thành.
Ngoài ra, điều quan trọng nhất để không gặp phải việc đèn bị nhấp nháy là sử dụng đèn chất lượng cao, đèn pha led cảm ứng chống trộm là một trong những mẫu đèn mới có chất lượng cao đang làm mưa làm gió trên thị trường đèn LED hiện nay, khách hàng có thể tham khảo trước khi quyết định mua đèn.
4.2 Cách sửa đèn xe máy bị nhấp nháy
- Đèn LED xe máy bị nhấp nháy chủ yếu là do quá trình lắp đặt không chuẩn khiến các đường dây điện không được đấu nối chính xác hoặc lỏng lẻo khiến dòng điện đến đèn không ổn định. Đối với trường hợp này chỉ cần tháo ra và lắp lại chính xác là đèn có thể khắc phục hiệu quả.
- Ngoài ra, một số trường hợp đèn xe máy bị nhấp nháy do đèn kém chất lượng hoặc tuổi thọ đèn đã hết thì cần đến trung tâm sửa chữa để khắc phục triệt để.
Thay đèn pha xe máy
- Nếu kiểm tra thấy dây dẫn điện có vấn đề người dùng có thể tự tháo lắp để gia cố đường dây tại nhà.
5. Cách sửa đèn nhấp nháy
5.1 Cách sửa đèn tuýp LED bị nhấp nháy
- Kiểm tra bóng đèn còn khả năng hoạt động bình thường hay không. Nếu đèn có vấn đè thì sửa hoặc thay bóng đèn mới.
- Kiểm tra nguồn điện có ổn định và phù hợp với công suất của bóng đèn hay không.
- Kiểm tra kết nối dây điện trong mạch có bị hở, bị đứt ở đoạn nào không nếu có thì gia cố lại.
Đèn tuýp LED bị nhấp nháy
5.2 Cách sửa dây đèn nháy
- Kiểm tra dây dẫn có lắp đặt đúng dây hay không, có bị sai chiều lắp hay không.
- Kiểm tra dây dẫn có bị lỏng hoặc tắc nghẽn hay không.
- Kiểm tra chất lượng chip LED trên LED dây. Chỗ nào chip bị nhấp nháy hoặc không sáng thì thay mới.
- Kiểm chất lượng các dây dẫn điện có bị đứt hoặc chồng chéo hay không.
Cách sửa dây đèn nháy
6. Tại sao nên mua đèn pha LED chất lượng tốt?
- Đèn pha LED chất lượng cao sẽ làm giảm tối đa các hiện tượng đèn pha bị nhấp nháy, đèn không sáng hoặc sáng yếu.
- Nếu sử dụng bộ đèn pha LED chất lượng kém thường là các đèn được xây dựng có kết nối kém dẫn đến đèn bị nhấp nháy.
- Phải thay bóng đèn thường xuyên.
- Chính vì cần chọn những bóng đèn chất lượng cao để chiếu sáng hiệu quả nhất, chúng tôi khuyên bạn nên chọn sản phẩm của các hàng uy tín như HALEDCO, Philips, Duhal, Paragon, Điện Quang, Osram, Rạng Đông. Đây là các thương hiệu uy tín, ta hoàn toàn có thể an tâm về chất lượng.
- Đèn pha LED của các thương hiệu trên được phân phối chính hãng và hỗ trợ giá tới 45% cho khách hàng tại HALED STORE.
- Đèn pha công suất lớn là một trong những mẫu đèn pha chất lượng cao, chiếu sáng tốt và chiếu xa hiệu quả. Khách hàng có thể tham khảo thêm khi lựa chọn đèn.
- Mua đèn pha chất lượng tốt còn giúp giảm tối đa tình trạng đèn LED sáng yếu gây khó khăn cho người sử dụng.
7. Ảnh hưởng của đèn pha LED bị nhấp nháy
7.1 Ảnh hưởng của đèn pha LED đến con người
- Ánh sáng nhấp nháy khiến mắt khi phải sử dụng trong thời gian dài có hiện tượng mỏi mắt
- Làm việc trong môi trường đèn pha bị nhấp nháy lâu có thể sinh ra các bệnh lý như động kinh, đau nửa đầu hoặc giảm thị lực của người dùng.
- Khiến người dùng mất tập trung trong công việc.
- Đèn LED bị chớp cũng là một trong những nguyên nhân khiến mắt khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng quan sát và nhìn nhận của người dùng.
Gây nhức mỏi mắt
7.2 Ảnh hưởng của đèn pha LED bị nhấp nháy đến đèn
- Hiện tượng nhấp nháy kéo dài có thể làm hỏng hoặc làm giảm chất lượng của chip LED, đèn có thể sáng yếu hơn, mờ đi hoặc tắt hẳn.
- Ảnh hưởng đến chất lượng các linh kiện điện tử khác.
- Đếu đèn pha lắp đặt trong mạch nối tiếp có thể làm các đèn khác trong mạch chập chờn hoặc cháy.
Trên đây là các dấu hiệu và cách xử lý tình trạng đèn pha LED bị nhấp nháy hiệu quả. Để giảm thiểu tối đa tình trạng trên, người dùng cần thông thái chọn đèn pha LED chất lượng cao. Đến ngay với HALED STORE để được tư vấn, hỗ trợ.
Đánh giá của bạn :
0 Bình luận