3 cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời sân vườn hiệu quả nhất
Nội dung
Ngày nay các loại đèn sử dụng nguồn năng lượng mặt trời ngày càng trở nên phổ biến bởi sự tối ưu và tính ứng dụng cao của nó. Đèn năng lượng mặt trời không gây ô nhiễm môi trường, sử dụng 100% nguồn năng lượng sạch. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ đề xuất 3 cách tốt nhất giúp người dùng sử dụng đèn năng lượng mặt trời hiệu quả.
1. Chọn vị trí lắp đèn năng lượng mặt trời sân vườn
1.1 Xác định vị trí chiếu sáng
- Việc lựa chọn vị trí đặt đèn sẽ giúp đèn nhận nguồn ánh sáng tự nhiên nhiều nhất và cung cấp nguồn sáng chất lượng nhất. Vì vậy, để cho đèn hoạt động ổn định người dùng cần bố trí đèn năng lượng mặt trời đúng cách.
- Hãy đảm bảo rằng đèn không đặt gần thiết bị có nguồn sáng khác như ánh sáng ngoài đường đi, ánh sáng từ hiên nhà … Bởi, ánh sáng từ các nguồn sáng khác sẽ làm giảm độ nhạy của cảm biến quang, mất khả năng kích hoạt tự động của đèn.
- Bên cạnh đó, không lắp đặt tấm pin của đèn năng lượng mặt trời ở vị trí thiếu ánh sáng. Bởi vì ở những nơi bị che khuất bởi cây cối hoặc bóng râm sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng chiếu sáng và tự hoạt động của đèn.

Vị trí lắp đặt đèn năng lượng mặt trời chiếu sáng tốt nhất
1.2 Xác định điểm cần được chiếu sáng
- Đèn năng lượng mặt trời trang trí khu sân vườn có nhiều mẫu mã đa dạng và độ chiếu sáng cũng khác nhau nên cần xác định điểm cần chiếu sáng, từ đó chọn loại đèn có khả năng chiếu sáng phù hợp với từng khu vực, tiểu cảnh.
- Đó có thể là chiếu hắt gốc cây, chiếu điểm khóm hoa, bụi cỏ, chiếu sáng lối đi, thắp sáng cảnh quan rộng, … Mỗi điểm, khu vực sẽ cần loại đèn có độ sáng và góc mở phù hợp để mang lại nguồn sáng hiệu quả mà không gây chói mắt.

Lựa chọn điểm cần chiếu sáng
- Người dùng nên kết hợp cả góc chiếu hẹp và rộng để phân phối ánh sáng đồng đều.
- Ngoài ra, đối với khu vực cần độ chiếu sáng nhiều như khu vực sân vườn thì người dùng cần lựa chọn các loại đèn năng lượng có khả năng tiết kiệm điện năng và độ bền cao cùng với tiêu chuẩn IP đạt ít nhất là IP66 khi lắp đặt ngoài trời.
- Ánh sáng không chứa tia UV, đảm bảo không gây chói mắt cho người sử dụng.
- Vật liệu sử dụng để làm đèn nên sử dụng vật liệu chắc chắn, có khả năng hoạt động trong môi trường ngoài trời, không han gỉ và có khả năng chống nước.
1.3 Xác định yêu cầu về độ sáng
Yêu cầu về quan trắc
- Tiêu chuẩn trong chiếu sáng sân vườn được ban hành trong CIE 115-2010 xác định bao gồm 6 cấp khu vực chiếu sáng P1 - P6.
Bảng quan trắc như sau:
Cấp P1 |
Eave = 15 lux |
Emin = 3 lux |
Ev,min = 5 lux |
Esc,min = 3 lux |
Cấp P2 |
Eave = 10 lux |
Emin = 2 lux |
Ev,min = 3 lux |
Esc,min = 2 lux |
Cấp P3 |
Eave = 7.5 lux |
Emin = 1.5 lux |
Ev,min = 2.5 lux |
Esc,min = 1.5 lux |
Cấp P4 |
Eave = 5 lux |
Emin = 1 lux |
Ev,min = 1.5 lux |
Esc,min = 1 lux |
Cấp P5 |
Eave = 3 lux |
Emin = 0.6 lux |
Ev,min = 1 lux |
Esc,min = 0.6 lux |
Cấp P6 |
Eave = 2 lux |
Emin = 0.4 lux |
Ev,min = 0.6 lux |
Esc,min = 0.4 lux |
Yêu cầu nguồn sáng tiêu chuẩn
- Sân vườn có diện tích lớn và tương đối tối nên cần sử dụng các đèn có độ sáng tốt và có ánh sáng trắng hoặc trắng ấm.
- Chỉ số hoàn màu của đèn tốt (từ 60 trở lên) để tăng khả năng nhận diện của người đi bộ giúp phân biệt được các vật trong quá trình di chuyển.
- Độ sáng tiêu chuẩn để chiếu sáng sân vườn khoảng 100 lux.

Độ sáng tiêu chuẩn của đèn NLMT
Yêu cầu về đèn chiếu sáng
- Đầu tiên, đèn cần có khả năng chống nước, chống bụi với tiêu chuẩn IP65 trở lên.

Đèn sân vườn đạt tiêu chuẩn IP65
- Thứ hai, vật liệu cấu tạo đảm bảo kết cấu chắc chắn, kín khít, bền bỉ, chống mài mòn khi lắp đặt chiếu sáng ngoài trời
- Thứ ba, đèn cần mang lại hiệu quả tiết kiệm điện năng, chiếu sáng ổn định vào ban đêm.

Ứng dụng chiếu ban đêm của đèn năng lượng sân vườn
- Thứ tư, sử dụng kết hợp nhiều dòng đèn trụ, đèn treo và đèn dây LED nhằm tăng tính thẩm mỹ cho cảnh quan.

Tổng hợp một số mẫu đèn NLMT
2. Bố trí đèn sân vườn năng lượng mặt trời
2.1 Các bước lắp đặt đèn sân vườn năng lượng mặt trời
- Bước 1 : Chọn vị trí phù hợp để lắp đặt đèn năng lượng mặt trời sân vườn.
- Bước 2: Chọn dòng đèn có hiệu suất chiếu sáng phù hợp với không gian sử dụng.
- Bước 3: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để lắp đặt đèn.
- Bước 4: Tiến hành lắp đặt đèn năng lượng mặt trời.
- Bước 5: Nối các đầu dây điện với nhau.
- Bước 6: Điều chỉnh góc chiếu, ánh sáng phù hợp.
- Bước 7: Kiểm tra đèn
2.2 Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị cần thiết
- Đèn năng lượng mặt trời khi lắp đặt cần có cọc nhọn để cắm vào đất .
- Chuẩn bị xẻng hoặc nĩa để làm mềm đất trong vườn trước khi tiến hành lắp đặt. Nếu đất nơi dự định lắp đặt là loại đất cứng thì nên làm mềm đất trước bằng cách tưới nước khoảng nửa ngày để làm đất mềm trước khi lắp đặt đèn năng lượng mặt trời.

Chuẩn bị dụng cụ lắp đặt đèn NLMT
3. Sử dụng đèn nlmt sân vườn hiệu quả trong quá trình chiếu sáng
3.1 Hướng dẫn về cách bật/tắt đèn

Hướng dẫn sử dụng bảng điều khiển đèn năng lượng
- Bảng điều khiển bên trên bao gồm các nút điều chỉnh cơ bản: on, off, auto, 3h, 5h, 8h,...
- Nút on/off: dùng để bật/ tắt đèn.
- Nút auto: bật chế độ cảm biến, tự sáng khi trời tối và tắt khi trời sáng.
- Nút tăng giảm độ sáng: tùy thuộc vào từng nhu cầu có các % ánh sáng như : 30%, 50%, 80%. 100%.
- Ngoài ra còn có nút hẹn giờ: 3h, 5h, 8h.
- Mỗi loại đèn khác nhau sẽ có bảng hướng dẫn điều khiển khác nhau nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
3.2 Cách bảo quản và bảo trì đèn
- Sau thời gian sử dụng, tấm pin mặt trời có thể bị bẩn điều này làm giảm khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời ảnh hưởng đến tuổi thọ pin. Vì vậy nên thường xuyên bảo quản đèn bằng cách lau sạch đèn hoặc tấm pin năng lượng mặt trời.
- Bên cạnh đó nên bảo dưỡng đèn theo định kỳ 6 tháng/ 1 lần.

Tiến hành bảo dưỡng đèn theo định kỳ
4. Lưu ý khi sử dụng đèn năng lượng mặt trời cho hiệu quả tốt nhất
4.1 Sạc đèn
- Trong lần đầu sử dụng đèn năng lượng mặt trời nên sạc pin cho đèn từ 8-12h trước khi lắp đặt và sử dụng để tối ưu hiệu suất và tạo chu kỳ sạc tốt cho sau này.
- Khi mới mua đèn không nên sử dụng ngay lập tức mà để đèn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời từ 5 -10 chu kỳ. Mỗi chu kỳ là sạc vào ban ngày và xả vào ban đêm để đèn hoạt động hiệu quả nhất.
4.2 Thay pin
- Pin sạc của đèn năng lượng mặt trời cần được thay thế định kỳ để duy trì công suất tối đa của đèn.
- Tùy thuộc vào mức độ sử dụng và thời tiết xung quanh sẽ có tần suất thay pin khác nhau:
Thời tiết bình thường: 3 - 4 năm/ 1 lần
Thời tiết khắc nghiệt: 2 năm/ 1 lần
- Bên cạnh đó nên sử dụng pin chính hãng có chất lượng tốt để tăng tuổi thọ của đèn năng lượng mặt trời. Nên sử dụng loại Lithium-ion vì có tuổi thọ cao và dung lượng lớn.
Lợi ích khi sử dụng đèn năng lượng mặt trời
- Đèn sử dụng năng lượng mặt trời để chiếu sáng rất an toàn và sạch. Cung cấp nguồn năng lượng xanh, giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu
- Sử dụng hoàn toàn năng lượng mặt trời nên không tốn bất kỳ chi phí tiền điện nào.
- Có chế độ cảm biến thông minh, tự động bật khi trời tối và tắt vào buổi sáng nên không cần mất thời gian bật/ tắt như các loại đèn truyền thống khác.

Đèn trụ LED sân vườn sử dụng bộ cảm biến ánh sáng
- Bên cạnh còn có khả năng chống nước vượt trội. Có thể lắp đặt ngoài trời không lo các tác động của thời tiết có thể gây hư hỏng cho đèn.
- Độ sáng của đèn vượt xa với các dòng đèn LED khác. Công suất dao động từ 10W - 30W có phạm vi và góc chiếu sáng rộng, phục vụ nhiều mục đích chiếu sáng khác nhau.
- Tuổi thọ của đèn cao đảm bảo nhu cầu sử dụng của hộ gia đình.
- Không cần sử dụng hệ thống dây điện để kết nối tránh gây nguy hiểm như điện giật, cháy nổ trong quá trình sử dụng.
- Thiết kế gọn nhẹ giúp dễ dàng lắp đặt ở nhiều vị trí đa dạng khác nhau.
Cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời sân vườn đúng cách vừa mang lại nguồn sáng hiệu quả vừa giúp tiết kiệm điện năng và bảo vệ môi trường cho gia đình. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng người dùng cần lưu ý vệ sinh và bảo quản đèn định kỳ để đèn chiếu sáng ổn định và an toàn. Mọi thắc mắc hoặc nhận tư vấn hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số Hotline: 0332 599 699
Đánh giá của bạn :
0 Bình luận