Bộ tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị mới nhất Download Free
Nội dung
Tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị là bộ tiêu chuẩn do pháp luật nhà nước đề ra nhằm đảm bảo công trình xây dựng, bảo trì quản lý hệ thống đường đô thị tốt hơn, đem đến giải pháp thiết kế đường đô thị tốt nhất.
1. Khái niệm tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị là gì?
Tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị hay còn gọi là thiết kế đường giao thông. Mục tiêu chung của thiết kế đường giao thông nhằm:
- Thiết kế kích thước đường phố chuẩn. Đảm bảo thiết kế chiều rộng của đường phố, vạch kẻ đường phố theo đúng tiêu chuẩn đảm bảo cho các phương tiện tham gia giao thông tốt hơn. Đặc biệt là các nút thắt giao thông ngã tư, bùng binh…
- An toàn giao thông. Thiết kế số làn đường phù hợp với từng cung đường, nhu cầu sử dụng.
- Lưu lượng giao thông. Xác định khả năng chịu tải của hệ thống đường đô thị. Quản lý tốt hơn số lượng lưu lượng phương tiện tham gia giao thông.
- Xác định công suất đèn đường. Sử dụng chiếu sáng hệ thống đường phố đô thị là đèn đường LED. Cung cấp đủ ánh sáng vào ban đêm cho các phương tiện tham gia giao thông.
- Bảo vệ môi trường. Thiết kế hệ thống đường giao thông cùng với hệ thống đường xử lý thoát nước thải.
- Tiết kiệm năng lượng bền vững. Tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông khuyến khích áp dụng công nghệ cao giảm lượng điện năng tiêu thụ trong quá trình chiếu sáng đường đô thị.
- An toàn sử dụng cho người khuyết tật. Thiết kế đường giao thông đô thị cần thiết kế vỉa hè để người khuyết tật dễ dàng di chuyển.
Bộ tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị mới nhất
2. Hệ thống các tiêu chuẩn thiết kế đô thị mới nhất
9 tiêu chuẩn liên quan đến tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông mới nhất
TT |
Số/ Ký hiệu |
Ngày ban hành |
Tên tiêu chuẩn |
1 |
TCVN 8810:2011 |
08-07-2015 |
Đường cứu nạn ô tô - Yêu cầu thiết kế |
2 |
3552/QĐ-BGTVT |
22-09-2014 |
Quy định kỹ thuật về thiết kế, thi công và nghiệm thu lớp tái sinh nguội tại chỗ bằng bitum bọt và xi măng trong kết cấu áo đường ô tô |
3 |
TCVN 9845:2013 |
01-01-2013 |
Tiêu chuẩn Quốc gia tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ |
4 |
TCVN 5729:2012 |
30-05-2012 |
Đường ô tô cao tốc - Yêu cầu thiết kế |
5 |
TCVN 8820:2011 |
05-03-2011 |
Hỗn hợp bê tông nhựa nóng - Thiết kế theo phương pháp Marshall |
6 |
TCVN 7957:2008 |
03-12-2008 |
Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế |
7 |
22TCN 211-06 |
28-12-2006 |
Áo đường mềm - Các yêu cầu thiết kế |
8 |
TCVN 4054:2005 |
07-02-2006 |
Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế |
9 |
22TCN 220-95 |
11-03-1995 |
Tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ |
3. Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông đô thị
Phạm vi áp dụng thiết kế đường giao thông
- Bao gồm các quy định về quy hoạch, thiết kế, xây dựng, cải tạo và nâng cấp đường phố đô thị.
- Thiết kế xây dựng đường sắt, đường thủy lợi, đường thủy điện, đường cấp thoát nước, đường điện chiếu sáng.
- Thiết kế quảng trường đô thị.
4. 4 nguyên tắc khi thiết kế đường giao thông
Nguyên tắc thiết kế đường giao thông
Nguyên tắc 1: Phù hợp với quy hoặc của xây dựng
- Hệ thống đường trong đô thị khi thiết kế phải phù hợp với kế hoạch xây dựng các công trình hạ tầng khác. Nhằm tránh lãng phí và các kế hoạch xây dựng, thi công chồng chéo lên nhau.
Nguyên tắc 2: Đặt trong tổng thể không gian đô thị
- Thiết kế đường đô thị phải bao gồm cả đường nội thành đường trung tâm và đường phụ cận.
- Đường trung tâm gồm: Nội thành và nội thị.
- Đường phụ cận gồm: Ngoại thành, ngoại thị và các đô thị vệ tinh.
Nguyên tắc 3: Phối hợp với các tiêu chuẩn thiết kế đô thị khác
- Tham khảo thêm bộ tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô, đường cao tốc và các tiêu chuẩn hiện hành khác có liên quan đến tiêu chuẩn thiết kế đường phố, đường giao thông.
Nguyên tắc 4: Cân đối ngân sách đầu tư
- Lên kế hoạch ngân sách dự trù để khi bước vào giai đoạn thi công sẽ có cơ sở để duyệt chi, đồng thời cũng tránh lãng phí.
5. 3 quy định chung trong tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông
Quy định tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị mới nhất
5.1 Quy định sử dụng xe trong quá trình thiết kế
- Xe con. Bao gồm các loại ô tô có kích thước nhỏ. Dưới 8 chỗ ngồi. Xe tải nhỏ có mui.
- Xe tải. Xe tải gồm các loại xe tải đơn giản có ký hiệu là SU. Xe tải liên hợp ký hiệu là WB.
- Xe buýt. Xe buýt đơn giản có ký hiệu là BUS hoặc xe buýt ghép có ký hiệu là A BUS.
- Xe 2 bánh. Bao gồm xe gắn máy dung tích xi lanh là 100cm3.
5.2 Lưu lượng giao thông thiết kế
- Lưu lượng giao thông thiết kế là gì? Là bao gồm số lượng xe, người thông qua một mặt cắt đường trong một đơn vị thời gian.
- Lưu lượng xe thiết kế bao gồm số xe qua một mặt cắt trong một đơn vị thời gian.
5.3 Khả năng thông hành và mức phục vụ của đường phố
- Khả năng thông hành mà các phương tiện tham gia giao thông qua một mặt cắt.
- Khả năng thông hành lớn nhất dùng để xác định khả năng thông hành của các phương tiện tham gia giao thông lớn nhất.
6. Phân loại đường phố theo chức năng
6.1 Đường cao tốc đô thị
- Phục vụ giao thông có tốc độ cao, giao thông liên tục. Đáp ứng lưu lượng và khả năng thông hành lớn.Thường phục vụ nối liền giữa các đô thị lớn, giữa đô thị trung tâm với các trung tâm công nghiệp, bến cảng, nhà ga lớn, đô thị vệ tinh...
6.2 Đường phố chính đô thị
- Đường phố chính chủ yếu. Phục vụ giao thông tốc độ cao, giao thông có ý nghĩa toàn đô thị. Đáp ứng lưu lượng và KNTH cao. Nối liền các trung tâm dân cư lớn, khu công nghiệp tập trung lớn, các công trình cấp đô thị.
- Đường phố chính thứ yếu. Phục vụ giao thông liên khu vực có tốc độ khá lớn. Nối liền các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp, trung tâm công cộng có quy mô liên khu vực.
6.3 Đường phố gom
- Đường phố khu vực. Phục vụ giao thông có ý nghĩa khu vực như trong khu nhà ở lớn, các khu vực trong quận.
- Đường vận tải. Là đường ô tô gồm chuyên dùng cho vận chuyển hàng hoá trong khu công nghiệp tập trung và nối khu công nghiệp đến các cảng, ga và đường trục chính.
- Đại lộ. Là đường có quy mô lớn đảm bảo cân bằng chức năng giao thông và không gian nhưng đáp ứng chức năng không gian ở mức phục vụ rất cao.
6.4 Đường phố nội bộ
- Đường phố nội bộ. Là đường giao thông liên hệ trong phạm vi phường, đơn vị ở, khu công nghiệp, khu công trình công cộng hay thương mại…
- Đường đi bộ - Đường xe đạp. Đường chuyên dụng liên hệ trong khu phố nội bộ; đường song song với đường phố chính, đường gom
7. Bảng phân cấp kỹ thuật đường đô thị
Loại đô thị |
Đô thị đặc biệt, I |
Đô thị loại II, III |
Đô thị loại IV |
Đô thị loại V |
|||||
Địa hình (*) |
Đồng bằng |
Núi |
Đồng bằng |
Núi |
Đồng bằng |
Núi |
Đồng bằng |
Núi |
|
Đường cao tốc đô thị |
100, 80 |
70, 60 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
|
Đường phố chính đô thị |
Chủ yếu |
80,70 |
70,60 |
80,70 |
70,60 |
- |
- |
- |
- |
Thứ yếu |
70,60 |
60,50 |
70,60 |
60,50 |
70,60 |
60,50 |
- |
- |
|
Đường phố gom |
60,50 |
50,40 |
60,50 |
50,40 |
60,50 |
50,40 |
60,50 |
50,40 |
|
Đường nội bộ |
40,30,20 |
30,20 |
40,30,20 |
30,20 |
40,30,20 |
30,20 |
40,30,20 |
30,20 |
Trên đây là tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị mới nhất. Hy vọng thông qua bài viết khách hàng sẽ có thêm thông tin bổ ích tiêu chuẩn đường giao thông đô thị.
Đánh giá của bạn :
0 Bình luận