Tiêu Chuẩn Cột Đèn Chiếu Sáng-Mới Nhất 2023
Nội dung
Tiêu chuẩn cột đèn chiếu sáng được công bố nhằm thiết kế hệ thống chiếu sáng được chuẩn nhất đáp ứng nhu cầu cho người dân. Để hiểu hơn về tiêu chuẩn, chúng tôi xin được chia sẻ đến khách hàng thông tin chi tiết về tiêu chuẩn cột và tiêu chuẩn nghiệm thu của cột đèn. Hy vọng thông tin bài viết dưới đây sẽ giúp khách hàng có thêm nhiều thông tin bổ ích.
1. Tiêu chuẩn cột đèn chiếu sáng là gì?
- Tiêu chuẩn cột đèn chiếu là gì? Là bộ tiêu chuẩn bao gồm rất nhiều quy định và hướng dẫn về thiết kế, chất liệu, lắp đặt và an toàn của các cột đèn. Từ đó giúp hệ thống cột đèn chiếu sáng đường phố đạt hiệu quả chiếu sáng tốt nhất.
2. Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn cột đèn chiếu sáng
Tiêu chuẩn cột đèn chiếu sáng áp dụng cho các đối tượng sau:
- Đèn điện chiếu sáng đường phố.
- Đèn điện chiếu sáng khu công cộng.
- Đèn điện chiếu sáng đường hầm.
- Đèn điện chiếu sáng sân vận động, sân thể thao.
- Sử dụng cho hệ thống đèn điện không quá 1000V.
- Đèn điện liền cột có chiều cao tổng tối thiểu trên bề mặt đất làm chuẩn là 2,5m.
Lưu ý: Đèn điện liền cột có chiều cao tổng thấp hơn 2,5m đang được xem xét.
Phạm vi áp dụng cột đèn chiếu sáng
3. Hệ thống các tiêu chuẩn liên quan áp dụng trực tiếp trong bộ tiêu chuẩn
- IEC 60598: Tiêu chuẩn Điện quốc tế (IEC). Mục tiêu yêu cầu về thiết kế và kiểm tra cho đèn chiếu sáng và hệ thống cột đèn chiếu sáng.
- ANSI C136: Tiêu chuẩn của Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (ANSI). ANSI C136 đề cập đến kết cấu hệ thống chiếu sáng đường phố.
- EN 40: Tiêu chuẩn châu Âu EN 40. EN 40 là một tài liệu sử dụng cho việc thiết kế và sản xuất cột đèn tại châu Âu.
4. 7 tiêu chuẩn liên quan đến chiếu sáng đường phố
4.1 Tiêu chuẩn chất liệu khung móng cột đèn chiếu sáng
- Chất liệu chính để sản xuất cột móng đèn chiếu sáng là sắt kết hợp với thép
- Có độ bền cao và an toàn sử dụng.
- Chất liệu của khung móng sẽ cần phải luôn tương tích với thiết kế và tổng thể của cột đèn để có thể chịu được trọng lượng, không bị biến dạng.
4.2 Tiêu chuẩn thiết kế khung móng cột đèn
- Thiết kế móng cột đèn cần phải đảm bảo tính khoa học và khả năng chịu lực cũng như chịu được các yếu tố đến từ bên ngoài như mưa, gió…
- Bên ngoài khung móng phải được phun sơn tĩnh điện đảm bảo tính thẩm mỹ cho sản phẩm vừa giúp sản phẩm cách điện trong quá trình sử dụng.
- Thiết kế móng cột có kết cấu từ 3 tầng sắt; kết hợp với nhiều khung sắt tròn bao quanh để nâng cao khả năng chịu lực tốt.
Khung móng cột đèn
4.3 Tiêu chuẩn cấu tạo móng cột đèn
Tiêu chuẩn cấu tạo móng cột đèn chiếu sáng
- Cấu tạo: 3 tầng được làm từ sắt và thép.
- Khung móng cột đèn hiện nay được thiết kế theo hai tiêu chuẩn thông dụng. Tiêu chuẩn M16 và tiêu chuẩn M24:
- Tiêu chuẩn móng M16: sử dụng cho hệ thống cột đèn chiếu sáng có chiều cao từ 6M – 10M.
- Tiêu chuẩn móng M24: sử dụng cho hệ thống cột đèn chiếu sáng có chiều cao từ 8M – 14M.
- Cấu tạo móng cột đèn chiếu sáng phải phù hợp với đế cột
- Khi lựa chọn khung móng phải xem xét đến trọng lượng cột đèn chiếu sáng để chọn loại phù hợp.
4.4 Quy định chiều cao cột đèn chiếu sáng
- Chiều cao cột đèn chiếu sáng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chiếu sáng của giao thông đường bộ.
- Chính vì thế khi thiết kế hệ thống chiếu sáng giao thông đường bộ khách hàng cần quan tâm đến chỉ số chiều cao cột đèn và công suất cột đèn chiếu sáng.
- Hai chỉ số này phải tỷ lệ thuận với nhau.
Chiều cao trụ đèn cột đèn chiếu sáng
4.5 Tiêu chuẩn khoảng cách cột đèn chiếu sáng
- Thông thường khoảng cách giữa 2 trụ đèn đường khoảng từ 25 – 36m. Tùy theo chiều rộng lòng đường, chiều cao cột, công suất đèn mà điều chỉnh khoảng cách phù hợp.
- Việc lắp cột đèn với khoảng cách phù hợp là cần thiết để tiết kiệm ngân sách quốc gia.
- Khoảng cách giữa các cột đèn chiếu sáng tính theo công thức: e=F/(Etb×l)
4.6 Tiêu chuẩn nghiệm thu cột đèn chiếu sáng
- Tiêu chuẩn nghiệm thu cột đèn chiếu sáng là khâu cuối cùng trong thiết kế và sản xuất hệ thống cột đèn chiếu sáng.
- Hệ thống cột đèn chiếu sáng trước khi đưa ra thị trường sử dụng bắt buộc phải thông qua tiêu chuẩn nghiệm thu cột đèn chiếu sáng.
- Quy trình nghiệm thu cột đèn chiếu sáng gồm có bốn bước:
- Bước 1: Nghiệm thu tĩnh.
- Bước 2: Nghiệm thu chạy thử không tải.
- Bước 3: Nghiệm thu chạy thử có tải.
- Trong quá trình nghiệm thu cột đèn chiếu sáng các bên chủ đầu tư và các tổ chức nhận thầu lắp đặt phải có trách nhiệm kiểm tra và bàn giao.
4.7 Tiêu chuẩn đèn chiếu sáng đường phố
- Tiêu chuẩn lắp đặt đèn chiếu sáng áp dụng cho hệ thống đèn điện các nguồn sáng sinh hoạt tại các nguồn điện áp đến 1000V.
- Yêu cầu đầu tiên của lắp đèn chiếu sáng là phải cung cấp đủ ánh sáng cho không gian sau đó là đến khả năng tiết kiệm điện và cuối cùng là tuổi thọ của đèn.
- Tiêu chuẩn IP: Đèn đạt khả năng chống nước, bụi IP65 hoặc 66, 67; khả năng chống sét 10KV.
Đèn chiếu sáng đường phố
5. Bản vẽ cột đèn chiếu sáng chuẩn
5.1 Bản vẽ cột đèn đường phố
Bản vẽ cột đèn chiếu sáng đường phố
5.2 Bản vẽ cột đèn sân vườn
Bản vẽ cột đèn sân vườn
5.3 Bản vẽ cột đèn năng lượng mặt trời
Bản vẽ cột đèn năng lượng mặt trời
Bài viết trên đây, HALED STORE đã giới thiệu với các bạn về những tiêu chuẩn cột đèn chiếu sáng và một số bản vẽ cột đèn chiếu sáng. Mong rằng bài viết này có thể đem đến cho các bạn những kiến thức hữu ích. Hãy ghé HALED STORE mua cột đèn chiếu sáng cùng với hệ thống đèn đường LED để nhận được nhiều ưu đãi chiết khấu giá hấp dẫn nhất.
Đánh giá của bạn :
0 Bình luận