Công dụng của diode bán dẫn/zener/tiếp điểm/chỉnh lưu là gì?
Nội dung
Diot là một trong những linh kiện điện tử quan trọng và không thể thiếu trong đời sống hiện nay. Vậy diot là gì? Công dụng của diot là gì? Công dụng của diode bán dẫn là gì? Tham khảo thông tin dưới đây để biết thêm chi tiết:
1. diode là gì?
1.1 Diot là gì
Diot là linh kiện điện tử điện tử bán dẫn cho phép dòng điện đi qua theo một chiều nhất định, không có chiều ngược lại. Cấu tạo của diode bán dẫn bao gồm hai khối bán dẫn loại p và n được nối vào hai chân anode và cathode.
Các loại điốt bán dẫn phổ biến hiện nay
1.2 Các ký hiệu của diot
Các ký hiệu phổ biến của diot
Đèn điốt phát quang là một trong những ứng dụng của điot bán dẫn trong đời sống. Đèn điốt phát quang được ứng dụng nhiều hiện nay và giúp nâng cao chất lượng đời sống cho người dùng.
2. Công dụng của diode chỉnh lưu
2.1 Diode chỉnh lưu là gì
- Là diode thông dụng nhất trong tất cả các loại điốt, chỉ cho phép dòng điện đi qua nó theo một chiều nhất định.
- Vai trò chủ yếu của loại diode này là chuyển đổi dòng điện xoay chiều (Điện thế từ 50Hz đến 60Hz) về dòng điện một chiều.
- Diode chỉnh lưu chủ yếu được cấu tạo từ Si, thường hoạt động ở dải tần thấp, điện áp chịu được dưới 1000V.
Ký hiệu của diode chỉnh lưu
Diode chỉnh lưu trong thực tế
2.2 Công dụng của diode chỉnh lưu
- Công dụng nổi trội là để chuyển dòng điện xoay chiều thành dòng 1 chiếu.
3. Công dụng của Diot xung
3.1 Diot xung là gì?
- Là loại diot hoạt động trên tần số cao (vài chục KHz). Diot này và diode thông thường không thể thay thế cho nhau.
Hình ảnh diode xung trong thực tế
3.2 Công dụng của diot xung
- Diot được ứng dụng chủ yếu trong các bo nguồn xung, các thiết bị điện tử cao tần.
4. Diot phát quang
4.1 Diot phát quang là gì?
- Diot phát quang cũng giống như các diode khác được cấu tạo từ 2 phần chính là anot và cato có khả năng phát ra ánh sáng, tia hồng ngoại hoặc tia tử ngoại.
- Hiệu điện thế phổ biến của Diode phát quang sẽ vào khoảng 1,5V đến 3V. Tuy nhiên điện thế phân cực nghịch lại không cao do đó khi sử dụng diot phát quang nhanh chóng bị hư hỏng do điện thế ngược gây ra.
Diot phát quang
4.2 Công dụng của diode phát quang
- Sử dụng để chế tạo các thiết bị chiếu sáng trong đời sống
- Diot phát quang chế tạo đèn LED chiếu sáng hiệu quả
5. Công dụng Diode zener ổn áp
5.1 Diode Zener ổn áp là gì?
- Là loại diode làm việc ở chế độ phân cực trên vùng điện áp đánh thủng (breakdown). Khi đó giá trị điện áp ít thay đổi
- Nó được chế tạo sao cho khi phân cực ngược thì điốt Zener sẽ ghim một mức điện áp gần cố định bằng giá trị ghi trên diode, làm ổn áp cho mạch điện.
- Diode zener công suất nhỏ dùng để cấp điện ổn áp hoặc hạn chế mức điện áp cho mạch điện.
- Diode zener công suất lớn được dùng trong mạch điện áp song song.
Ký hiệu của diode zener
Diode Zener trong thực tế
5.2 Công dụng của diode zener
- Với khả năng giữ cố định điện áp ổn định bằng với giá trị trên diode.
- Công dụng của diot này chính là để chế tạo bộ điều chỉnh điện áp.
- Diode Zener được dùng để sửa đổi hoặc định hình các mạch cắt dạng sóng AC. Mạch cắt giới hạn hoặc cắt bỏ các phần của một hoặc cả hai nửa chu kỳ của dạng sóng AC để định hình dạng sóng hoặc bảo vệ.
6. Công dụng Diot 1N4007
6.1 Diot 1N4007 là gì?
- Là điốt chỉnh lưu tiếp giáp PN, được sử dụng để đổi nguồn AC thành DC.
Ký hiệu và hình ảnh thực tế của diode 1N4007
6.2 Công dụng của diode 1N4007
Diot 1N4007 chủ yếu sử dụng trong:
- Bộ chỉnh lưu
- Các ứng dụng diode flyback
- Hệ thống nhúng chuyển mạch
- Nguồn cung cấp
- Mạch bảo vệ
7. Diode tiếp điểm
7.1 Diode tiếp điểm là gì?
- Diode tiếp điểm hay còn được gọi là diot bước sóng dùng để để chuyển đổi điện áp xoay chiều sang điện áp một chiều với tín hiệu có biên độ nhỏ và tần số cao.
- Cấu tạo của diode tiếp điểm bao gồm hai chất bán dẫn P, N tiếp xúc với nhau tại một điểm nhằm tránh điện dung ký sinh. Bên ngoài của diode tách sóng là lớp vỏ bằng thủy tinh.
Hình ảnh thực tế của diode tiếp điểm
7.2 Công dụng của diode tiếp điểm
- Diode tiếp điểm thường được ứng dụng để tách sóng tín hiệu trong các mạch cao tần.
8. Nguyên lý hoạt động của diot bán dẫn
- Khối bán dẫn p chứa lỗ trống tự do mang điện tích dương ghép với bán dẫn n chứa các điện tử âm tự do thì lỗ trống bên p có xu hướng dịch chuyển sang n.
- Cùng lúc đó bên p cũng nhận về các điện tử điện tích âm từ bên n.
- Kết quả là khối p điện tích âm, khối bán dẫn n điện tích dương.
- Ở biên giới tiếp giáp có xu hướng tạo thành các điện tử trung hòa.
- Cả quá trình trên giải phóng năng lượng dạng ánh sáng hay còn gọi là bức xạ điện từ có bước sóng gần đó.
Nguyên lý hoạt động của diot bán dẫn
9. Thông số kỹ thuật quan trọng khi sử dụng diode
- Dòng điện định mức đi qua Diot: Mỗi Điốt chỉ cho phép một dòng điện tối đa đi qua nó, dòng điện mức này còn được gọi là IF. Nếu dòng điện lớn hơn IF thì diot sẽ chết.
- Điện áp ngược chịu đựng: Lúc phân cực diode sẽ không cho dòng điện đi qua tương đương với việc nó đang phải chịu một điện áp ngược ở hai đầu Catot và Anot. Điện áp ngược chịu đựng của mỗi diode được ghi trong datasheet và ký hiệu là VRRM.
- Tần số của diot: Mỗi một diode chỉ hoạt động ở một tần số tín hiệu cho phép. Nếu một diode chỉ chịu được ở tần số thấp mà mắc vào mạch điện cao tần thì diode sẽ hỏng.
10. Ưu điểm của Diot
- Sử dụng điện áp một chiều có điện độ gợn sóng nhỏ.
- Mạch đơn điện đơn giản, dễ sử dụng.
- Tính ứng dụng cao trong đời sống.
11. Công dụng của các linh kiện điện tử khác ngoài diot
11.1 Công dụng của tụ điện là gì?
- Tụ điện có công dụng để tích điện và lưu trữ điện hiệu quả.
- Đặc biệt tụ điện lưu trữ điện mà không làm hao phí điện năng.
Các loại tụ điện phổ biến hiện nay
11.2 Công dụng của tranzito
- Công dụng chính là để khuếch đại tín hiệu, tạo sóng, tạo xung.
Ứng dụng của transistor trong thực tế
11.3 Công dụng của điện trở là gì?
- Khống chế dòng điện qua tải cho phù hợp.
- Mắc điện trở thành cầu phân áp để có được 1 điện áp theo ý muốn từ 1 điện áp cho trước.
- Phân cực cho bóng bán dẫn hoạt động
- Tham gia vào các mạch tạo dao động R C
- Điều chỉnh cường độ dòng điện qua các thiết bị điện
- Tạo ra nhiệt lượng trong các ứng dụng cần thiết
- Tạo ra sụt áp trên mạch khi mắc nối tiếp
Điện trở trên mạch điện
11.4 Công dụng của tirixto
- Tirixto thường được dùng trong mạch chỉnh lưu có điều khiển, bằng cách điều khiển cho UGK xuất hiện sớm hay muộn, qua đó thay đổi giá trị của điện áp ra.
11.5 Chức năng của mạch chỉnh lưu là gì?
- Chức năng chính của mạch chỉnh lưu là biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng 1 chiều.
11.6 Công dụng của cuộn cảm là gì?
- Dùng để chặn dòng điện cao tần trong mạch điện. Ghép nối tiếp hoặc song song với tụ điện để tạo thành mạch cộng hưởng, điều chỉnh trong các thiết bị vô tuyến như tivi, rađio… Dẫn dòng điện một chiều, chặn dòng điện xoay chiều đi qua.
Các loại cuộn cảm phổ biến trong đời sống
11.7 Chức năng của mạch tạo xung là gì?
- Chức năng của mạch tạo xung là biến đổi tín hiệu điện một chiều thành tín hiệu điện có xung và tần số theo yêu cầu.
12. Công dụng của diot trong đời sống
- Dùng để chỉnh lưu dòng điện: Biến dòng điện xoay chiều thành dòng 1 chiếu.
- Dùng để giảm áp
- Dùng để bảo vệ chống cắm nhầm cực
- Sản xuất thiết bị chiếu sáng với công nghệ đèn LED chất lượng cao, chiếu sáng hiệu quả.
Tham khảo thêm: Công dụng đèn LED trong đời sống| Cách sử dụng đèn LED hiệu quả
Trên đây là các thông tin quan trọng liên quan đến công dụng của diot. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ ngay hotline: 0332 599 699 để được tư vấn trực tiếp. HALED STORE luôn sẵn sàng phục vụ quý khách.
Đánh giá của bạn :
0 Bình luận