Đơn vị uy tín hàng đầu thị trường cung cấp các sản phẩm đèn LED

Hướng dẫn lắp đèn rọi ray đơn giản và nhanh nhất TẠI NHÀ

Nội dung

    Hướng dẫn lắp đèn rọi ray với các bước đơn giản tại nhà mà không cần phải thuê thợ về lắp đặt. Tham khảo bài viết dưới đây và thực hiện theo đúng quy trình để đảm bảo đúng kỹ thuật và an toàn.

    1. Hướng dẫn lắp đèn rọi ray đúng kỹ thuật

    1.1 Chuẩn bị dụng cụ trước khi lắp đặt 

    Để lắp đèn LED rọi ray, bạn cần chuẩn bị các công cụ và vật liệu sau:

    • Công cụ: Kìm cắt dây, kìm bấm đầu nối dây, máy khoan và mũi khoan có đường kính phù hợp với ốc vít và đường kính của đèn LED, máy đo điện (nếu cần) và cờ lê hoặc tua vít, bút thử điện…
    • Vật liệu: Đèn LED rọi ray, ốc vít và bu lông, đầu nối dây điện, dây điện đủ dài để kết nối đèn LED với nguồn điện và nguồn điện…
    Một số dụng cụ cần chuẩn bị trước khi lắp đặt đèn rọi ray

    Một số dụng cụ cần chuẩn bị trước khi lắp đặt đèn rọi ray

    1.2 Xác định không gian cần bố trí, lắp đặt

    Việc xác định không gian cần bố trí và lắp đặt đèn LED rọi ray là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong sử dụng. Các bước cơ bản để xác định không gian cần bố trí, lắp đặt đèn như sau:

    • Xác định mục đích sử dụng của không gian
    • Đo kích thước của không gian để lựa chọn kích thước thanh ray đèn rọi phù hợp nhất.
    • Xác định vị trí của nguồn điện .
    • Xác định vị trí của các đèn LED rọi ray phù hợp nhất. 
    • Tính toán lượng ánh sáng cần thiết. 
    Xác định vị trí của nguồn điện và vị trí đèn LED rọi ray

    Xác định vị trí của nguồn điện và vị trí đèn LED rọi ray

    1.3 Lựa chọn màu ánh sáng phù hợp

    • Tùy từng không gian cũng như vật thể được chiếu sáng khác nhau để lựa chọn màu sắc ánh sáng và màu sắc vỏ đèn cho phù hợp nhất. Đối với không gian cổ điển, sang trọng ấm áp thường nên sử dụng ánh sáng vàng. Còn đối với những không gian phóng khoáng, hiện đại hơn thì nên lựa chọn ánh sáng trắng hoặc ánh sáng trung tính.

    1.4 Hướng dẫn lắp đèn rọi ray an toàn

    • Bước 1: Để đảm bảo an toàn cần ngắt toàn bộ nguồn điện. Sau đó, dùng bút thử điện để kiểm tra kỹ càng trước khi lắp đặt.
    • Bước 2: Mở nút bịt nhựa ở 1 đầu thanh ray. Sau đó luồn chân đèn vào sau đó bịt lại nút.
    • Bước 3: Cần đấu các dây nguồn vào 2 cực. của đèn để cung cấp nguồn điện chiếu sáng cho đèn.
    Đấu dây nguồn cho thanh ray đèn 

    Đấu dây nguồn cho thanh ray đèn 

    • Bước 4: Sau khi đấu xong cần vặn ốc vít lại như ban đầu của đèn.
    • Bước 5: Rồi sử dụng máy khoan cố định thanh ray trên vị trí cần lắp đặt. 
    • Bước 6: Kiểm tra độ chắc chắn của đèn khi đã cố định
    • Bước 7: Lắp đèn rọi ray vào khe của thanh ray và căn chỉnh góc chiều và vị trí đèn phù hợp nhất.
    • Bước 8: Bật lại nguồn điện và kiểm tra hoạt động chiếu sáng của đèn.

    2. Hướng dẫn cách lắp đèn ray âm trần - Cách lắp đèn ray nam châm

    Hướng dẫn cách lắp đèn ray âm trần - Cách lắp đèn ray nam châm

    Hướng dẫn cách lắp đèn ray âm trần - Cách lắp đèn ray nam châm

    2.1 5 bước lắp đèn ray âm trần/ Cách lắp đèn ray nam châm chính xác nhất

    • Bước 1: Xác định vị vị trí lắp đặt của hệ thống khung các thanh ray trên trần thạch cao.
    • Bước 2: Cố định và bắt vít liên kết gắn bộ thanh ray vào âm trần thạch cao.
    • Bước 3: Tiến hành đi dây điện trên trần thạch cao nhằm cung cấp điện cho hệ thống đèn ray âm trần.
    • Bước 4: Thi công và hoàn thiện lại trần thạch cao
    • Bước 5: Cuối cùng, lắp đèn lên thanh ray âm trần. Sau đó, cấp nguồn điện kiểm tra ánh sáng của đèn.

    2.2 Một số hình ảnh lắp đèn ray âm trần/ đèn ray nam châm

    Hình ảnh đèn ray âm trần sang trọng

    Hình ảnh đèn ray âm trần sang trọng

    Hệ thống đèn ray nam châm hiện đại

    Hệ thống đèn ray nam châm hiện đại

    3. Hướng dẫn lắp đèn rọi ray đơn giản nhất tại nhà

    3.1 6 bước hướng dẫn lắp đèn rọi ray nhanh nhất

    • Bước 1: Chuẩn bị các công cụ cần thiết để lắp đặt như máy khoan, tua vít, kìm...
    • Bước 2: Ngắt toàn bộ nguồn điện trước khi lắp đặt để đảm bảo an toàn
    • Bước 3: Cố định thanh ray và đế đèn chiếu vào vị trí cần lắp đặt
    • Bước 4: Đi dây nguồn điện để cấp điện cho thanh ray
    • Bước 5: Gắn đèn LED lên thanh ray
    Gắn đèn LED lên thanh ray

    Gắn đèn LED lên thanh ray

    • Bước 6: Bật nguồn điện và kiểm tra hoạt động của đèn.
    Bật nguồn điện và kiểm tra hoạt động của đèn

    Bật nguồn điện và kiểm tra hoạt động của đèn

    3.2 Hình ảnh hệ thống đèn LED tracklight

    Hệ thống đèn LED tracklight chiếu sáng không gian nội thất

    Hệ thống đèn LED tracklight chiếu sáng không gian nội thất

    Hệ thống đèn LED tracklight đơn giản

    Hệ thống đèn LED tracklight đơn giản

    4. Hướng dẫn lắp đèn rọi ray - Cách thay bóng đèn rọi ray

    Để thay bóng đèn rọi ray đơn giản và nhanh nhất, người dùng có thể tham khảo 2 cách thay bóng đèn rọi ray dưới đây:

    • Cách 1: Sử dụng đèn rọi ray có thiết kế chuyển đổi hoặc tái sử dụng.
    • Cách 2: Sử dụng bóng đèn rọi ray mới để thay thế

    5. Các cách lắp đặt đèn rọi ray phổ biến

    5.1 Cách lắp đèn ray âm trần

    • Bước 1: Chuẩn bị đèn ray âm trần và các dụng cụ lắp đặt cần thiết.
    • Bước 2: Xác định vị trí lắp đặt của khung ray.
    • Bước 3: Lắp đặt đặt đế đèn vào thanh ray.
    • Bước 4: Lắp đặt bóng đèn.
    • Bước 5: Kết nối điện và kiểm tra ánh sáng

    5.2 Cách lắp đèn ray nam châm

    • Bước 1: Xác định vị trí lắp đèn ray nam châm.
    • Bước 2: Tiến hành khoan vít cố định. 
    • Bước 3: Sau khi khoan vít cố định, tiến hành đi dây điện với khung ray.
    • Bước 4: Cấp lại nguồn điện và kiểm tra ánh sáng của đèn.

    5.3 Cách nối ray đèn rọi

    • Bước 1: Ngắt nguồn điện trước khi nối ray đèn rọi.
    • Bước 2: Xác định dây dẫn điện giữa các ray nối
    • Bước 3: Tiến hành nối dây dẫn giữu các ray với nhau 
    • Bước 4: Bắt vít cố định mối nối giữa các ray.
    • Bước 5: Lắp đặt đèn rọi lên ray
    • Bước 6: Cấp điện và kiểm tra chất lượng ánh sáng.

    5.4 Cách lắp đèn rọi thanh ray

    • Bước 1: Chuẩn bị đèn rọi, thanh ray và các dụng cụ cần thiết khi lắp đặt như tua vít, ốc vít,...
    • Bước 2: Tắt nguồn điện để đảm bảo an toàn khi lắp đặt.
    • Bước 3: Xác định vị trí lắp đặt 
    • Bước 4: Lắp đặt thanh ray lên trần hoặc lên tường vào vị trí đã xác định từ trước.
    • Bước 5: Cố định chắc chắn thanh ray.
    • Bước 6: Cấp điện và kiểm tra ánh sáng 

    6. Các lưu ý khi lựa chọn lắp đèn rọi ray

    6.1 Công suất của đèn

    Đèn rọi ray thông thường có công suất từ 7W đến 35W. Cần tính toán kỹ càng để lựa chọn công suất đèn sao cho hợp lý và  đảm bảo hiệu quả chiếu sáng tốt nhất với chi phí hợp lý nhất.

    • Đèn LED rọi ray có công suất phổ biến từ 7W đến 35W. Vì vậy, cần tính toán kỹ càng để lựa chọn công suất đè hợp lý và  đảm bảo hiệu quả chiếu sáng tốt nhất.
    • Với công suất từ 7W-10W: Thường sử dụng cho khu vực không có yêu cầu cao về độ sáng như: chiếu sáng trong không gian gia đình, quán cafe, nhà hàng, ..
    • Công suất 15W-20W: Được sử dụng cho các showroom trần không quá cao. Khoảng cách từ vị trí lắp đèn đến khu vực chiếu sáng cách nhau khoảng từ 1,5m -2m.
    • Công suất lớn hơn 30W: Được sử dụng cho showroom có yêu cầu cao về độ sáng hoặc chiều cao trần lớn. Và khoảng cách từ vị trí lắp đèn đến vị trí cần chiếu sáng cách nhau từ 2.5m trở lên.

    5.2 Màu sắc vỏ đèn

    • Sản phẩm có hai màu chính là hai tông màu vỏ trắng - đen. Vì vậy, đèn rọi ray phù hợp với nhiều kiểu không gian khác nhau từ hiện đại đến cổ điển. Người dùng thường sử dụng màu vỏ đèn khác với tông màu của trần nhằm làm nổi bật điểm nhấn của khu vực trang trí.

    6.3. Màu sắc ánh sáng phù hợp với không gian

    Đối với đèn rọi ray thường có 3 màu ánh sáng được sử dụng phổ biến là: 

    • Màu ánh sáng trắng có nhiệt độ màu 6000K - 6500K  thường ít được sử dụng hơn so với ánh sáng vàng và trung tính. Nó phù hợp để chiếu rọi cho sản phẩm như: phụ kiện thời trang, ảnh viện áo cưới.
    • Màu ánh sáng trung tính có nhiệt độ màu 4000K - 4500K. Đây là màu ánh sáng được sử dụng nhiều nhất. Nó thường sử dụng chiếu sáng cho các showroom thời trang, nội thất, xe hơi,siêu thị...
    • Màu ánh sáng vàng có nhiệt độ màu 2700K - 3000K phù hợp cho chiếu sáng và trang trí cửa hàng bánh, quán cafe, phòng tranh, triển lãm nghệ thuật ...
     
    Màu sắc ánh sáng phù hợp với không gian

    Màu sắc ánh sáng phù hợp với không gian

    6.4 Lựa chọn chùm tia sáng (góc chiếu)

    Các đèn rọi sử dụng thường có góc chiếu sẽ từ 10⁰ đến 60⁰ khi phát sáng. Nó sẽ tạo ra chùm tia sáng phù hợp và có ánh sáng tập trung hiệu quả nhất. Đèn rọi chip COB là một lựa chọn hoàn hảo nếu bạn cần góc chiếu điểm rõ ràng.

    • Với khoảng cách 1m và đường kính sản phẩm 1m thì chùm tia tới có góc chiếu 50 đến 60 độ.
    • Với khoảng cách 1.5m và đường kính sản phẩm 1m thì chùm tia tới có góc chiếu 35 đến 50 độ.
    • Đối với khoảng cách 2m và kích thước sản phẩm 1m thì chùm tia tới có góc chiếu 25 đến 35 độ.
    • Với khoảng cách 3m và đường kính sản phẩm 1m thì chùm tia tới có góc chiếu 15 đến 25 độ.
    Lựa chọn chùm tia sáng (góc chiếu) phù hợp

    Lựa chọn chùm tia sáng (góc chiếu) phù hợp

    6.5 Lựa chọn thương hiệu uy tín

    Để lựa chọn một thương hiệu uy tín đảm bảo cung cấp hàng chính hãng cần lưu ý các điều sau: 

    • Tìm kiếm thông tin về số năm hoạt động, chất lượng sản phẩm và uy tín của thương hiệu.
    • Cần đọc những đánh giá của người dùng để biết ý kiến của họ về sản phẩm và thương hiệu đó.
    • Bạn nên tìm hiểu về chính sách bảo hành của thương hiệu. Đặc biệt là trong trường hợp có sự cố xảy ra với sản phẩm của bạn. Nếu thương hiệu cung cấp chính sách bảo hành tốt, điều này cho thấy rằng họ tin tưởng vào chất lượng sản phẩm của mình.
    • So sánh giá của sản phẩm giữa các thương hiệu khác nhau để đưa ra quyết định chính xác nhất.

    Xem thêm: Đèn rọi ray loại nào tốt - 6 tiêu chí đánh giá đèn chất lượng

    7. Cách bố trí đèn rọi ray đúng cách

    7.1 Xác định diện tích không gian

    • Đối với trần cao hơn 3m, bạn cần lựa chọn các mẫu đèn rọi ray có có công suất là 20w – 50w mới để có thể đảm bảo được độ sáng cho không gian.
    • Đối với không gian có trần thấp từ 2m – 3m bạn nên lựa chọn đèn rọi ray công suất vừa phải từ 12w – 20w. 
    • Còn đối với trần thấp hơn 2m cần sử dụng đèn rọi ray có công suất nhỏ hơn 10w để phù hợp với không gian cần chiếu sáng mà không bị lãng phí điện năng.

    7.2 Tính toán khoảng cách lắp đặt phù hợp

    Khoảng cách lắp đặt hợp lý sẽ đảm bảo cho việc chiếu sáng của đèn một cách hợp lý khi tạo điểm nhấn cho sản phẩm mà ánh sáng không quá gắt hay bị thiếu ánh sáng.

    • Khoảng cách từ đèn đến vật cần chiếu sáng dao động từ 50cm – 70cm là phù hợp nhất dành cho mẫu đèn LED chiếu điểm thanh ray.
    • Với những không gian rộng, bạn có thể sử dụng khoảng cách từ 30cm – 50cm
    Hướng dẫn lắp đèn rọi ray với khoảng cách phù hợp

    Hướng dẫn lắp đèn rọi ray với khoảng cách phù hợp

    8.  Nơi bán đèn và tư vấn lắp đèn rọi ray Hà Nội

    • HALEDSTOREcông ty sản xuất đèn LED tại Việt Nam uy tín và chất lượng trên thị trường hiện nay.
    • Sản phẩm của công ty luôn đảm bảo cung cấp đèn đa dạng mẫu mã, kiểu dáng độc lạ… đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng và tư vấn lắp đèn rọi ray tại Hà Nội được nhiều khách hàng quan tâm.
    • Đèn có chất lượng ánh sáng vượt trội, tuổi thọ cao, tiết kiệm năng lượng tối đa,…
    • Công ty có chính sách bảo hành lên đến 24 tháng và chiết khấu lớn đến 45% cho các công trình và dự án lớn.

    Trên đây là tổng hợp các thông tin hướng dẫn lắp đèn rọi ray phổ biến nhất hiện nay trên thị trường. Tùy vào những mục đích khác nhau để bạn lựa chọn cách lắp đèn LED rọi ray phù hợp. Hãy liên hệ ngay Hotline: 0332599699 để được tư vấn, giải đáp thắc mắc.

    Đánh giá của bạn :

    0 Bình luận

    Đối tác tiêu biểu

    icon-ribbon Sản phẩm chính hãng
    icon-shield Dịch vụ uy tín
    icon-changing Đổi trả trong 7 ngày
    icon-delivery Giao hàng toàn quốc

    Call center