Cách lắp đèn LED âm trần bê tổng từ khó thành dễ
Nội dung
Có nên lắp đèn âm trần bê tông không? Câu trả lời có thể lắp. Nhưng tốt nhất thì chúng ta nên sử dụng đèn âm trần cho hệ thống trần thạch cao. Nếu khách vẫn muốn lắm đèn LED âm trần vào hệ thống trần bê tông có thể tham khảo ngay n+ cách lắp đèn âm trần bê tông trong nội dung bài viết dưới đây.
1. Có nên lắp đèn âm trần bê tông không?
1.1 Đặc điểm đèn LED âm trần
- Là loại đèn LED được lắp chìm trong trần nhà
- Vì lắp âm trần nên loại đèn LED này mang tính thẩm mỹ rất cao, không tốn diện tính không gian mà còn mang lại cảm giác thoáng đãng, sang trọng.
- Ngoài mang thẩm mỹ cao, đèn Led âm trần còn sử dụng chip led có độ chiếu sáng rất tốt và độ bền rất cao.
- Mỗi loại đèn đều có kích thước khác nhau. Vì vậy cần tạo lỗ khoét đúng kích thước của đèn.
- Vì âm trần nên cần tạo lỗ khoét, tính toán khoảng cách phù hợp trước khi tiến hành lắp đặt.
Ứng dụng đèn âm trần trong chiếu sáng phòng khách
1.2 Đặc điểm trần bê tông
- Trần bê tông rất dày, khó đục khoét để lắp đặt.
- Một số ngôi nhà tầng hoặc căn hộ chung cư sẽ có nguy cơ bị nước mưa thấm vào trong.
- Do trần bê tông rất dày nên sẽ rất khó khăn trong tản nhiệt của đèn. Để giảm thiểu điều này sẽ phải đục sâu hơn và cần thợ có tay nghề cao.
1.3 Đánh giá
- Không thể phủ nhận việc lắp đặt đèn LED âm trần bê tông có nhiều hạn chế nhưng việc lắp đặt đèn LED âm trần sẽ giúp không gian của bạn trở nên sang trọng và tăng tính thẩm mỹ rất cao.
Đèn LED âm trần chiếu sáng phòng khách
1.4 Khi nào không nên lắp đèn âm trần bê tông?
Một số trường hợp sau đây bạn nhất định không nên lắp đèn âm trần bê tổng nếu không sẽ hỏng kết cấu trần, hỏng bóng đèn:
- Trần nhà bê tông đã hoàn thiện nhưng không để lỗ khoét hoặc dây điện chờ.
- Kích thước phòng quá lớn cần sử dụng một số lượng đèn lớn để đảm bảo cung cấp ánh sáng đủ cho căn phòng. Kéo theo đó là việc phải tiến hành đục khoét nhiều đường trần để đi dây điện âm trần, gây tốn kém và ảnh hưởng không tốt đến cấu trúc trần, khiến trần bị yếu hơn.
2. Cách lắp đèn LED âm trần bê tông
2.1 Chuẩn bị dụng cụ
- Bộ đèn: Vỏ đèn, bóng đèn,…
- Dụng cụ khác: khoan, máy cắt bê tông(nếu cần), tua vít, kìm, thang chữ A, băng keo cách điện,...
Dụng cụ lắp đặt đèn âm trần bê tông
2.2 Xác định vị trí phân bổ đèn âm trần bê tông
Một số điều cần lưu ý khi xác định khoảng cách và vị trí lắp đặt:
- Không lắp đặt đèn quá thưa, điều này sẽ gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến thị lực.
- Lắp đặt đèn quá dày, gây phí điện và cảm giác nóng, ngột ngạt.
- Lắp đèn ở vị trí không phù hợp, gây chói mắt hoặc phân bổ ánh sáng không đều.
- Không kết hợp với các loại đèn khác trong không gian phòng.
- Vì vậy, cần cân nhắc vị trí lắp đặt thật chính xác và phù hợp cho không gian phòng
2.3 Khoảng cách giữa các bóng đèn âm trần bê tông
- Để xác định số lượng đèn bằng công thức:
- Số đèn = (Độ rọi * Diện tích phòng) / (Công suất đèn * Hiệu suất phát quang)
- Trong đó,
- Độ rọi là tiêu chuẩn chiếu sáng của từng không gian. Bạn nên tham khảo bài viết
- Công suất đèn bạn có thể tìm trên bao bì sản phẩm. Thường sẽ khoảng 100.
- Để tính khoảng cách lắp đèn bê tông ta có công thức:
- Khoảng cách đèn = Chiều dài(hoặc rộng) / Số lượng đèn
- Tuy nhiên, phân bố đèn có thể thay đổi tùy vào kiến trúc thực tế căn phòng.
3. Cách lắp dây đèn LED âm trần bê tông
- Bộ đèn sẽ chia thành 2 dây nóng (kí hiệu L) và nguội kí hiệu N).Cần đấu dây nóng và nguội và bộ phận nguồn đèn (Driver). Sau đó nối đầu còn lại vào nguồn điện gia đình. Để tránh rò rỉ điện bạn sử dụng băng keo đã chuẩn bị và quấn nhiều vòng vào chỗ đấu và hoàn tất việc đấu đèn.
>> Xem thêm: Cách lắp đèn LED dây hắt trần
Kết nối dây điện với Led Drive
- B1: Xác định vị trí dây điện đi bằng phấn để chuẩn bị trước
- B2: Cắt rãnh tường theo vết phấn với kích thước ống luồn dây điện
- B3: Luồn dây điện vào ống và đặt ống vào rãnh đã cắt trước đó.
- B4: Dùng xi măng trám cách rãnh để tạo thẩm mỹ cho tường nhà.
>> Tham khảo thông tin chi tiết tại: Cách đấu đèn LED âm trần
4. Lưu ý khi lắp đèn LED âm trần bê tông
- Đảm bảo trần bê tổng được chống thấm đầy đủ. Do đèn âm trần chỉ có tiêu chuẩn IP40, khả năng chống thấm kém do đó cần phải đảm bảo chống thấm để đảm bảo độ bền cho bóng đèn.
- Ưu tiên lựa chọn bóng đèn âm trần mỏng nhẹ, đế mỏng không dùng đế dày để hạn chế tối đa việc đục khoét trần nhà.
- Chú ý thiết kế hệ thống điện kế 1 pha 3 dây có hệ thống tiếp địa riêng để đảm bảo khả năng hoạt động của đèn được ổn định trong suốt quá trình sử dụng.
- Nên lựa chọn chất liệu cấu tạo từ hợp kim nhôm để tăng khả năng tản nhiệt, giữ cho đèn được bền lâu dù lắp đặt ở trần bê tông.
5. Giải pháp chiếu sáng cho trần bê tông
Đối với trần bê tổng, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng những mẫu đèn dưới đây để vừa đảm bảo chất lượng của bóng đèn cũng như kết cấu của trần nhà.
5.1 Đèn LED panel ốp nổi
- Đèn LED panel ốp nổi tương tự với đèn ốp trần
- Tuy nhiên kích thước của đèn panel thường lớn hơn nhiều lần so với ốp trần
- Thích hợp sử dụng cho phòng học, văn phòng làm việc
>> Xem thêm: Cách lắp đèn led panel
5.2 Đèn LED ống bơ
- Đèn LED ống bơ cũng được lắp nổi như đèn ốp trần.
- Thiết kế nhỏ, dạng ống trụ và thường sử dụng chip LED COB.
- Dùng để chiếu rọi, chiếu sáng trang trí
5.3 Đèn tuýp LED
- Đèn tuýp LED quá phổ biến trong chiếu sáng hiện nay
- Bạn có thể sử dụng đèn tuýp bán nguyệt ốp tường hoặc bóng đèn tuýp truyền thống sử dụng máng đèn.
>> Xem thêm: Cách đấu đèn LED tuýp cực dễ
5.4 Đèn LED ốp trần
- Đèn ốp trần lắp nổi nên sẽ phù hợp với mọi thể loại trần khác nhau.
- Không làm hỏng trần, lắp đặt dễ dàng hơn.
- Dùng làm nguồn sáng chính thay thế đèn âm trần hiệu quả
HALED STOTE | Công ty đèn LED chuyên tư vấn lắp đặt đèn LED các không gian chiếu sáng khác nhau với đủ các mẫu đèn chiếu sáng. Khách hàng có nhu cầu thiết kế ánh sáng tủ bếp có thể tham khảo 3 cách lắp đèn led dây cho tủ bếp, hoặc cũng là lắp trần thạch cao nhưng là sử dụng đèn ốp trần cách lắp đèn led ốp trần nổi
Như vậy bài viết Cách lắp đèn âm trần bê tông có hình ảnh, video thực tế trên hy vọng giải đáp tất cả thắc mắc của bạn về cách lắp đèn âm trần bê tông hay những kiến thức trước khi lắp đặt.
Đánh giá của bạn :
0 Bình luận