9 Đặc điểm của đèn LED| Công dụng - Cấu tạo - Chức năng
Nội dung
Đèn LED là một trong những thiết bị chiếu sáng quan trọng hàng đầu trong đời sống hiện nay. Đặc điểm của đèn LED là gì? Cấu tạo của đèn LED, công dụng của đèn LED, cơ chế phát sáng của đèn LED. Tham khảo thông tin dưới đây để biết thêm chi tiết:
1. Các bộ phận của đèn LED
Cấu tạo của đèn LED thông thường bao gồm 6 bộ phận chính là: Chip LED, lăng kính, lớp tiếp xúc, bộ phận tiếp xúc, bộ phận tản nhiệt, vỏ đèn.
- Chip LED: Là bộ phận quyết định khả năng chiếu sáng của đèn LED. Hiện nay có hai loại chip LED được sử dụng phổ biến là chip COB và chip SMD. Tùy theo từng loại đèn mà sử dụng chip LED phù hợp.

Các loại chip LED thường được sử dụng trong đèn LED
- Lăng kính: Là bộ phận chuyên dụng để bảo vệ chip LED, được thiết kế có khả năng truyền sáng tốt. Lăng kính còn có tác dụng thay đổi góc chiếu sáng của đèn.

Lăng kính đèn LED
- Lớp bề mặt: Thường là lõi kim loại PCB để cố định chip LED và truyền nhiệt đến các bộ phận có tiếp xúc rộng.
- Lớp tiếp xúc thông thường là keo hoặc dầu mỡ. Bộ phận này để tối đa tiếp xúc bề mặt và quá trình truyền nhiệt hiệu quả.
- Bộ phận tản nhiệt: có hai dạng của bộ phận tản nhiệt là tản nhiệt chủ động và tản nhiệt bị động. Tản nhiệt chủ động là trên đèn được thiết kế riêng bộ phận có khả năng tản nhiệt, tản nhiệt bị động thường sử dụng vây kim loại để tán nhiệt.

Tản nhiệt đèn LED
- Vỏ đèn: Có tác dụng cố định vị trí các linh kiện và lắp đặt đèn LED. Các chất liệu chính tạo nên vỏ đèn là thép, hợp kim nhôm, nhựa và silicon. Tùy từng loại đèn cần thiết kế với chất lượng khác nhau

Vỏ đèn LED âm trần
2. Công dụng của đèn LED
Đèn LED được thiết kế với chức năng chủ yếu là tạo ra nguồn sáng chiếu sáng cho đời sống. Đèn LED được ứng dụng trong đời sống với các chức năng như:
- Công dụng của đèn LED để chiếu sáng và trang trí: Đây là một trong những chức năng quan trọng nhất của đèn LED đối với đời sống hiện nay. Đèn LED giúp chiếu sáng không gian và ứng dụng trang trí hiệu quả.
- Công dụng của đèn LED trong y học: Trẻ hóa làn da, điều trị vàng da bằng đèn LED, điều trị mụn trứng cá, phát hiện ung thư,...
- Công dụng của đèn LED đối với nông, ngư nghiệp: Kích thích sự phát triển của thực vật và động vật.
- Công dụng của đèn LED đối với truyền thông: Trang trí, tạo điểm nhấn biển quảng cáo,...
- Công dụng của đèn LED trong truyền tin ngoài biển, truyền sóng.
- Công dụng của đèn LED đối với điện tử: Làm đèn báo hiệu, màn hình, trong các thiết bị điện tử viễn thông.

Công dụng của đèn LED trong đời sống
3. Cấu tạo của đèn LED|Các dòng đèn phổ biến
3.1 Cấu tạo bóng đèn LED 1m2
Cấu tạo của bóng đèn LED 1m2 gồm 4 bộ phận chính bao gồm:
- Chip LED SMD được phân bố đồng đều trên toàn mạch.
- Nguồn LED Driver có tác dụng chuyển đổi điện áp đầu vào thành dòng 220VAC hoặc 110VAC tùy theo đèn LED chiếu sáng.
- Mạch in - mạch điện tử: Chất lượng mạch in có ảnh hưởng đến chất lượng mối hàn giữa. Nhiệm vụ của mạch in là dẫn cho chip LED hoạt động và tản nhiệt.
- Vỏ đèn LED 1m2: Có hai loại vỏ đèn được sử dụng phổ biến hiện nay là vỏ thủy tinh và vỏ nhựa nhôm.

Cấu tạo bóng đèn 1m2
3.2 Cấu tạo đèn LED tròn - Cấu tạo đèn LED Bulb
Cấu tạo của bóng đèn tròn gồm các bộ phận chính là:
- Vỏ đèn: Cố định các linh kiện bên trong, bảo vệ và truyền sáng.
- Đui đèn: Cố định đèn với nguồn điện.
- Thân nhựa: Bảo vệ thân dưới của đèn.
- Thân nhôm tản nhiệt: Tản nhiệt cho đèn
- Nguồn sáng: Chip LED SMD/COB
- Mạch điều khiển: nguồn pin, mạch Driver, mạch kiểm soát
- Đĩa nhôm: Chống sốc và cố định đèn

Cấu tạo bóng đèn tròn
3.3 Cấu tạo đèn LED nhà xưởng
- Chip LED SMD hoặc COB
- Nguồn LED Driver
- Vỏ đèn: Thường từ chất liệu nhôm đúc
- Bộ phận tản nhiệt

Cấu tạo của đèn LED nhà xưởng
3.4 Cấu tạo đèn LED dây
- Chip LED SMD phân bố đồng đều trên dây đèn LED.
- Mạch in
- Bộ phận tản nhiệt
- Bộ nguồn
- Vỏ đèn từ chất liệu silicon

Cấu tạo của đèn LED dây
3.5 Cấu tạo đèn đường LED
Đèn đường LED được thiết kế gồm 4 phần chính là:
- Chip LED
- Nguồn LED
- Bộ phận tản nhiệt
- Vỏ đèn

Cấu tạo của đèn đường LED
3.6 Cấu tạo đèn pha LED
Đèn pha LED được cấu tạo từ các bộ phận chính là:
- Khung cố định
- Gioăng cao su
- Kính cường lực
- Chóa đèn LED
- Bộ phận cố định chip LED
- Chip LED
- Bộ phận tản nhiệt

Cấu tạo của đèn pha LED
4. Đâu là đặc điểm của đèn LED?
4.1 Tiết kiệm điện
- Đèn LED sử dụng công nghệ LED trong chiếu sáng, tối ưu dòng điện sử dụng, 80% điện năng chuyển hóa thành quang năng.
- tiết kiệm điện gấp 3 các bóng đèn truyền thống
4.2 An toàn và thân thiện với môi trường
- Chiếu sáng dựa trên nguyên lý bán dẫn, ánh sáng không chứa tia thủy ngân, UV, tia cực tím an toàn và thân thiện với môi trường và con người sử dụng.

Đèn LED thân thiện với môi trường
4.3 Tuổi thọ cao
- Công nghệ LED có tuổi thọ trung bình từ 50.000 - 65.000h chiếu sáng.
- Nếu chiếu sáng liên tục có thể tương đương với 11 năm chiếu sáng.
4.4 Hiệu suất cao
- Hiệu suất của đèn cao, thông thường là khoảng 0.85 - 0.9 tối ưu lượng điện năng sử dụng trở thành quang năng.
4.5 Lắp đặt dễ dàng
- Thiết kế ưu tiên tính đơn giản, dễ sử dụng.
- Các mẫu đèn trong nhà thường có tai đèn, quai hoặc khung cố định.
- Các mẫu đèn ngoài trời tiết kế tay cầm hoặc cần đèn giúp sử dụng đơn giản.
4.6 Màu sắc chân thực
- Chỉ số hoàn màu của đèn LED >80Ra, chiếu sáng với màu sắc chân thực
- Quan sát xa hiệu quả.

Chỉ số hoàn màu của đèn LED
4.7 Nhiệt độ hoạt động
- Đèn có thể hoạt động trong môi trường rất nóng và rất lạnh, ứng dụng chiếu sáng đa dạng các vị trí.
4.8 Độ phân tán ánh sáng
- Tùy theo thiết kế đèn LED để đèn có thiết kế ánh sáng dạng dải màu hoặc ánh sáng tỏa bao quát khu vực
5. Tài liệu thuyết trình về đèn LED
>> Đang cập nhật
6. Cơ chế phát quang của đèn LED
- Cơ chế phát quang của đèn LED dựa trên công nghệ bán dẫn. Hoạt động của đèn LED giống với Điốt bán dẫn.
- Chip LED bán dẫn có hai lớp p và n tiếp giáp với nhau.
- Bán dẫn p chứa lỗ trống, bán dẫn N chứa điện tử.
- Khi điện tử lấp đầy chỗ trống sinh ra ánh sáng.
- Bước sóng của ánh sáng sinh ra phụ thuộc vào tạp chất bên trong bán dẫn.

Cơ chế phát quang của đèn LED
7. Công dụng của đèn LED đỏ
- Tăng cường thị lực, chống hủy hoại hy lạp thể
- Trẻ hóa là da, tăng sản sinh collagen
- Tiết ra hormon vui vẻ làm giảm cảm giác thèm ăn và gây thoải mái cho người dùng.
- Hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm

Công dụng của đèn LED đỏ
8. Nêu đặc điểm của các bóng đèn thường được sử dụng khác
8.1 Đặc điểm của bóng đèn compact là gì?
- Đây là đèn huỳnh quang công suất nhỏ.
- Đèn có ống thủy tinh bé uốn gấp hình chữ U, 2U, 3U hoặc ống xoắn kích thước nhỏ chỉ khoảng tương đương bóng đèn sợi đốt thông thường.
- Bên trong được phủ lớp huỳnh quang.
- Sử dụng chấn lưu điện tử có tốc độ bật lên nhanh.
- Đèn đã hạn chế đáng kể lượng thủy ngân so với các loại bóng đèn khác.

Đèn compact phổ biến
8.2 Đèn sợi đốt
- Đây là mẫu đèn được sử dụng ít hơn trong thời gian gần đây.
- Đèn phát sáng nhờ sự nóng nên của sợi đốt bên trong đèn.
- Đèn tỏa nhiệt nhiệt lượng và dùng nhiều điện năng.

Hình ảnh đèn sợi đốt
8.3 Đèn huỳnh quang
- Mẫu đèn huỳnh quang hiện nay vẫn còn được sử dụng là đèn tuýp huỳnh quang.
- Đèn có tuổi thọ thấp và thường bị chớp nháy.
- Dễ gây mờ mắt và mỏi mắt.
- Đèn tiết kiệm điện hơn so với đèn sợi đốt.

Mẫu đèn huỳnh quang phổ biến
Trên đây là các đặc điểm của đèn LED quan trọng mà người mua nên tham khảo trước khi quyết định mua đèn LED chiếu sáng. Nếu có thắc nào liên hệ ngay 0332 599 699 để được giải đáp mọi thắc mắc và được hỗ trợ khi mua đèn.
Đánh giá của bạn :
0 Bình luận