Ánh sáng cho hồ thủy sinh và 6 vấn đề cần lưu ý
Nội dung
Ánh sáng cho hồ thủy sinh có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của các sinh vật. Việc sử dụng ánh sáng cần có những nguyên tắc và lưu ý nhất định và không thể tùy ý. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn đọc những thông tin quan trọng nhất không thể bỏ qua.
1. Vai trò của ánh sáng cho hồ thủy sinh
- Trước hết, ánh sáng sẽ đảm bảo sự phát triển của sinh vật trong hồ thủy sinh được phát triển đồng đều, giúp cây quang hợp tốt hơn.
Bể cá trở nên sinh động nhờ ánh sáng của đèn LED
- Ánh sáng giúp cho các sinh vật có thể dễ dàng tìm thấy thức ăn hơn.
- Ngoài ra, ánh sáng giúp trang trí cho bể cá và hồ thủy sinh thêm sinh động, lung linh, điểm tô thêm không gian nhà của bạn.
- Từ đó mang lại cảm hứng, sự thích thú cho người chơi.
2. 4 thuật ngữ quan trọng về ánh sáng cho hồ thủy sinh
2.1 Watt
- Watt là đơn vị cho biệt công suất tiêu thụ điện năng của đèn.
- Watt càng cao tức công suất đèn càng cao, ánh sáng của đèn càng mạnh và ngược lại
- Để lựa chọn được watt phù hợp cho hồ thủy sinh, cần căn cứ vào diện tích về và khối lượng nước.
2.2 Lumen output
- Lumen output là mức năng lượng hay độ sáng phát ra từ đèn mà mắt người có thể nhìn thấy được trong một khoảng thời gian nào đó.
2.3 Lux
- Lux là mức năng lượng nói về độ sáng mà mắt người có thể nhìn thấy được
- Ánh sáng này khi phát ra sẽ tác động vào vật chất rồi phản chiếu lại vào mắt người.
2.4 Nhiệt độ màu
- Nhiệt độ màu cho chúng ta biết về màu sắc ánh sáng của đèn
- Khi nhiệt độ còn ở mức thấp thì ánh sáng sẽ có màu đỏ. Nhiệt độ tăng lên dần dần, sau cùng thì ánh sáng sẽ có màu xanh dương.
- Thông thường nhiệt độ màu sử dụng sẽ có mức từ 2700k - 6700K
3. 2 cách tính lượng ánh sáng cho hồ thủy sinh
3.1 Cách tính truyền thống
- Cách tính truyền thống được dựa trên watt/lít đối với bóng T8. Lượng ánh sáng vừa đủ để cho hầu hết các cây thuỷ sinh là 0.5 wat / lít. ậy tính ra hồ 1m2 50 50 (250-300 lít) chỉ cần 3 bóng t8 (40w x 3 = 120 wat) là đủ
- Đối với bóng LED, ta cần phải tính theo công thức lumen/lít mới cho kết quả chính xác nhất. Thông thường 1 lít nước sẽ ứng với 20 lumen sẽ tương đương với 0.5 wat/lit đối với đèn huỳnh quang
3.2 Cách tính theo PAR
- Tuy nhiên, cách tính truyền thống trên vẫn còn những hạn chế và chưa thực sự chuẩn xác, người ta đã xây dựng cách tính theo PAR. PAR là bức xạ ánh sáng quang hợp, nói rõ hơn đây là lượng ánh sáng mà cây nó có thể dùng để tạo năng lượng
- 1 PAR nghĩa là 1 triệu photon ánh sáng chiếu vào 1 mét vuông trong 1 giây, viết tắt là micromols. Nếu đo PAR ở phân nền bạn đạt:
- 15 đến 30 micromol (PAR): hồ thuộc loại ánh sáng yếu, không cần thiết dùng CO2 và châm dinh dưỡng, đa số rêu, dương xỉ, nana, và cây cắt cắm dễ trồng sẽ phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng này
- 35 đến 50 micromols: hồ có ánh sáng vừa tốt cho cây thảm tiền cảnh như Trân Châu Nhật…
- 55-75 micromols: Hồ được đánh giá là có ánh sáng cao, thích hợp trồng cho đa số các loại cây thủy sinh
- Trên 75 PAR: hồ bạn có lượng ánh sáng cực cao, rêu ráy, dương xỉ, nana không nên trồng trong hồ par trên 100
>> Xem thêm: Cách tính công suất đèn LED cho hồ thủy sinh đơn giản nhất 2022
4. Hướng dẫn chọn màu ánh sáng cho hồ thủy sinh
Lựa chọn ánh sáng cho bể thủy sinh
- Nhiệt độ màu càng thấp thì ánh sáng có màu càng tối đỏ và càng cao thì càng sáng trắng. Trên 10.000K thì có màu trắng xanh lam, phù hợp với hồ cá biển. Đối với hồ thủy sinh thì nên chọn bóng có nhiệt độ màu 6500K.
- Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn ánh sáng đèn dựa vào màu sắc của lá cây. Lá cây đỏ sẽ hấp thu nhiều xanh sáng xanh dương và xanh lục trong khi đó, lá cây màu xanh lại thích nghi với điều kiện ánh sáng yếu hơn.
- Màu sắc ánh sáng của bể có thể tùy chọn theo sở thích, tùy nhiên nên hạn chế chọn đèn có ánh sáng xanh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các và cây.
5. Lưu ý khi sử dụng ánh sáng cho hồ thủy sinh
- Lưu ý về thời gian bật/tắt đèn phù hợp với sinh vật trong bể. Có 2 cách bật đèn chiếu sáng: chiếu sáng liên tục ( từ 8 - 12 tiếng) và chiếu sáng ngắt quãng ( 4 tiếng bật, 4 tiếng tắt)
- Bước sóng ánh sáng hợp lý giúp cây quang hợp tốt là dải sóng màu lam.
- Căn cứ vào sinh vật cũng như màu sắc cây trồng để lựa chọn màu sắc ánh sáng của đèn.
- Thường xuyên quan sát cây thủy sinh để biết tình trạng của cây. Cây thiếu sáng sẽ bị nhợt nhạt và khi đó cần phải bổ sung ánh sáng ngay lập tức.
- Một số dụng cụ trang trí bể thủy sinh có khả năng làm cho khuếch đại ánh sáng hoặc giảm mức ánh sáng xuống. Bạn cần phải xem xét kỹ để sử dụng ánh sáng phù hợp.
6. Chọn đèn cho hồ thủy sinh hiệu quả nhất
6.1 3 yếu tố quan trọng để chọn đèn thủy sinh
Cường độ sáng:
- PAR (Phóng xạ hoạt động quang hợp) là thước đo về cường độ của ánh sáng với sự phát triển của thực vật. Ánh sáng phải tạo ra đủ PAR tới độ bề mặt lớp nền dưới đáy bể.
- Sử dụng ánh sáng quá mạnh sẽ làm tăng cơ hội kích hoạt sự phát triển của rêu hại.
Quang phổ màu sắc:
- Phổ hoạt động tốt nhất là màu đỏ và xanh lam, màu sắc này giúp cải thiện độ tương phản của cát và cây, kích thích cây màu đỏ khoe màu tốt hơn.
- Sự giao thoa 2 màu đỏ và lam sẽ tạo ra màu tím, làm nổi bật bể cá.
Độ lan tỏa:
- Phân bổ ánh sáng phải phù hợp với kích thước của bể cá. Điều này giúp ánh sáng từ đèn có độ lan tỏa tốt hơn, tỏa đều khắp bể.
- Tùy vào bố cục của bể mà bạn có thể bố trí 1 hay nhiều thanh led hoặc dãy bóng T5 có khả năng cung cấp PAR tới mọi góc trong bể.
6.2 Lưu ý khi chọn đèn LED cho bể thủy sinh
- Đèn được chọn chiếu sáng hồ thủy sinh cần đảm bảo về độ bền, khả năng chống thấm nước cao
- Ánh sáng tuyệt đối không được chứa các hóa chất độc hại như thủy ngân, tia cực tím để không ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh vật.
- Nên mua bộ đèn gồm cả máng đèn để vừa giúp lắp đèn chắc chắn vừa đảm bảo ánh sáng không bị tỏa ra xung quanh.
Mẫu đèn thủy sinh thông dụng hiện nay
- Dưới đây là một số mẫu đèn thủy sinh được sử nhiều người lựa chọn:
- Đèn máng thủy sinh 60cm
- Đèn LED âm nước 6w
- Đèn máng thủy sinh 1m đổi màu
- Đèn máng thủy sinh 90cm
- Đèn thủy sinh Aquablue
- Đèn thủy sinh Odyssea
Ngoài những mẫu đèn trên, bạn có thể tham khảo thêm đèn ngâm trong bể cá đối với những loại cá và cây thủy sinh thông thường. Còn đối với chiếu sáng cho các biển, san hô bạn nên sử dụng đèn bể cá nước mặn.
7. Đèn LED thủy sinh khác gì đèn LED thường?
7.1 Về màu sắc ánh sáng
- Ánh sáng của đèn LED sẽ đẹp hơn, cho màu sắc dễ chịu hơn. Đèn LED đa dạng màu sắc ánh sáng nhưng phổ biến nhất là trắng và trắng ấm
- Trong khi đó, ánh sáng đèn LED thường có ánh sáng trắng, cường độ chiếu sáng cao dễ khiến rong rêu phát triển không kiểm soát.
7.2 Về nhiệt độ màu
- Đèn thủy sinh có nhiệt độ màu thấp, khả năng làm mát hiệu quả thích hợp cho sự phát triển của cây thủy sinh.
- Đèn LED thông thường có nhiệt độ màu cao hơn, tỏa nhiềt nhiệt hơn khi hoạt động sẽ làm tăng nhiệt độ hồ lên rõ rệt. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của cây thủy sinh.
7.3 Điện năng tiêu thụ
- Đèn LED thủy sinh có khả năng tiết kiệm điện năng hơn các loại đèn thông thường nhờ công suất bóng đèn nhỏ, khả năng chuyển đổi nhiệt năng tốt.
- Đèn thông thường cần chiếu sáng ở các không gian lớn khác nhau nên công suất cần lớn hơn. Do đó, đèn tiêu thụ nhiều điện năng hơn.
7.4 Tuổi thọ bóng đèn
- Tuổi thọ của đèn thủy sinh thường kéo dài khoảng 6 tháng. Vì sau khoảng thời gian đó bóng đèn sẽ suy yếu và cung cấp không đủ ánh sáng cho cây thủy sinh phát triển tốt.
- Trái lại, đèn LED thông thường có tuổi thọ trung bình lên đến 50000 giờ chiếu sáng, sử dụng từ 5-10 năm.
7.5 Độ an toàn
- Đèn LED thủy sinh được thiết kế từ những bóng nhỏ giảm thải CO2 và không dùng chất thủy ngân rất an toàn cho môi trường. Thêm vào đó, đèn sử dụng dòng điện nhỏ trung bình 12V nên ít xảy ra sự cố về điện.
- Đèn thông thường có công suất lớn, sử dụng dòng điện 220V dễ có khả năng chập cháy.
7.6 Tính thông dụng
- Đèn LED thủy sinh còn khá xa lạ đối với người tiêu dùng Việt Nam. Để tiết kiệm chi phí, người sử dụng nên lựa chọn đèn LED phù hợp về, tự lắp ráp cho hồ thủy sinh của mình.
- Đèn LED chiếu sáng thông thường đang được ứng dụng khá là phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, người dùng cần tìm hiểu kỹ về các loại đèn có thể sử dụng trong hồ thủy sinh để giảm thiếu chi phí mà vẫn mang lại hiệu quả cao.
8. 3 sai lầm người mới thường mắc phải khi dùng đèn thủy sinh
- Sử dụng ánh sáng không phù hợp: Nếu bể thiếu sáng cây sẽ chậm phát triển, nếu thừa ánh sáng sẽ khiến rong rêu hại bừng phát không thể kiểm soát.
- Lắp đặt quá ít hoặc quá nhiều đèn thủy sinh trong 1 bể: Lựa chọn đèn thủy sinh đúng và đủ giúp cân bằng lại lượng CO2 và dinh dưỡng cũng như nhìn vào sức khỏe của cây trồng.
- Mua và sử dụng bóng đèn thanh lý quá cũ sẽ khiến cây trồng không đủ ánh sáng để sinh trưởng hoàn toàn.
Ánh sáng cho hồ thủy sinh là một trong những yếu tố rất quan trọng cần quan tâm khi bạn chơi hồ thủy sinh. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, bạn đã hiểu hơn và có thể thiết kế cho nhà mình một hồ thủy sinh đẹp nhất.
Đánh giá của bạn :
0 Bình luận